Toàn Tập Cách Viết Bài Chuẩn SEO ONPAGE 2015

Bài viết này mình chỉ nhắm đến đối tượng người đọc từ newbie cho tới người có nhiều trải nghiệm. Các bro đọc bài này nếu có sai sót xin vui lòng comment bên dưới để mình cập nhật kịp thời nhé.

SEO ngày này là một kỹ năng, một nghề dành cho bất kỳ ai quan tâm đến phát triển nội dung trên Website. SEO viết tắt của từ Search Engine Optimize tức là tối ưu hóa cỗ máy tìm kiếm như Google, bing, facebook, pinterest, coccoc…giúp nội dung website của bạn được nhiều người tìm kiếm biết đến.

Tại Việt Nam, phổ biển nhất vẫn là cổ máy tìm kiếm Google. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn tối ưu hóa website của bạn trước để tương thích được đa số các bộ máy tìm kiếm khác không chỉ gồm Google. Và việc này dĩ nhiên đòi hỏi sự kiên trì, thời gian và không dành cho người “nóng nảy” thiếu kiên nhẫn.

Cách Viết SEO Onpage chi tiết và đầy đủ nhất

SEO có 2 khái niệm chính khi tối ưu một website hay một bài viết trên blog nào đó. Đó là SEO Onpage và SEO Offpage. Trong bài hôm nay, mình chỉ chia sẻ về SEO ONPAGE, kinh nghiệm và cách thực hiện như thế nào là tốt. Vì đây là một phần quan trọng mà các bạn làm về Digital Marketing cần “nằm lòng” và thực hành hàng ngày. Nhất là các bạn làm copywritter hay viết lách.

Đầu tiên, bạn đừng nhầm lẫn giữa hai khái niệm onpage SEO và onsite SEO.

Onpage SEO là chúng ta sẽ tìm kiếm tối ưu hóa nội dung bài viết để hướng đến một hoặc nhiều nhóm từ khóa nào đó nổi bật mà ta muốn. Việc này bao gồm cách chúng ta sử dụng các thẻ heading, nơi đặt từ khóa, chất lượng nội dung và hàng loạt các yếu tố khác sẽ được viết trong bài hôm nay.

Tại sao chúng ta cần SEO Onpage ?

Chúng ta luôn viết ra một bài viết với một hay vài mục đích nào đó. Ví dụ, ta viết một bài về gu thời trang vậy ta luôn xác định trong đầu, bài viết này dành cho phái đẹp, đối tượng là dân công sở có sở thích về thời trang phương tây…Điều này giúp ta đánh đúng vào đối tượng người đọc. Việc tối ưu hóa bài viết giúp cho các đối tượng này tìm kiếm trên các bộ máy đưa về bài viết của chúng ta một cách chính xác và dễ dàng hơn.

Vâng, đó là lý thuyết. Khi chúng ta mang mục đích chia sẻ, chúng ta sẽ bỏ qua các chi tiết tính toán về chi phí marketing. Tuy nhiên, khi bạn đứng ở trong một cuộc thi, một website, blog chia sẻ về lĩnh vực thời trang. Bạn đang phải cạnh tranh với hàng trăm nghìn website về thời trang khác ngoài kia có chất lượng tốt hơn bạn hoặc không tốt mà vẫn nằm “chình ình” lên trang đầu của Google.

Khi bạn đã viết khá nhiều bài mà bạn tự cho là chất lượng, bạn nhấn nút xuất bản trên wordpress và chờ cho các bộ máy tìm kiếm làm việc.

Sau một thời gian, bạn sẽ tự hỏi trong đầu rằng : ” Tại sao bài viết của mình chất lượng như thế mà lại không nằm ở top 1 google nhỉ ? ”

Chỉ có một lý do duy nhất là SEO ONPAGE. Vậy thì  khi bạn làm Seo Onpage, có nghĩa là bạn sẽ phải tuân thủ vài chục các phương thức bộ máy tìm kiếm đưa ra để có thể lên thứ hạng cao hơn. Ngày nay, thứ hạng trên google không chỉ phụ thuộc vào điểm Onpage SEO mà còn chấm thêm cả các kênh Social Media, Backlink, Domain Authority ( độ uy tín của tên miền ) và rất nhiều yếu tố khác (tầm 200 yếu tố ).

Mục tiêu của ta chỉ có thể làm tốt nhất những gì chúng ta có thể. Tối ưu hóa bài viết một cách thông minh hơn nhưng vẫn đảm bảo bài viết đúng chất tự nhiên của nó. Từ đó, các SE ( Search Engine ) có thể dễ dàng ghi nhận các từ khóa chúng ta tập trung vào và kèm theo các từ khóa longtails tức từ khóa dài và liên quan đến bài viết ( ví dụ mua quần sịp ren ở sài gòn ) một cách dễ dàng, bền vững nhưng không nhanh chóng.

Trước khi đi vào cách từng bước SEO Onpage cho bài viết của bạn, mình muốn bạn đọc qua cái này.

các yếu tố Seo Ranking
Đây là các yếu tố SEO Ranking mới nhất trong năm 2015

Có các yếu tố quan trọng trong năm 2015 này đã bị thay đổi. Và bạn cần biết nó để mà chú trọng hơn. Cái này không dành cho bạn mới đọc.

Với các bạn mới, bạn không cần chú tập vào cái hình kia mà chỉ làm theo những gì mình chia sẻ là okey.

Có một quy luật nho nhỏ mà ta phải tuân theo. Ở Việt Nam, chúng ta đang sống trên đất của Google, vậy nên chúng ta hãy sử dụng hàng của google một cách triệt để.

Tức là sao ?

Trước giờ bạn viết blog, ít khi nào bạn nghĩ rằng sẽ làm một video nào đó bỏ vào bài viết thì nay, hãy làm điều đó. Hãy tạo ra video clip up lên youtube – con cưng của google và chèn vào bài blog của bạn. Như vậy, bạn đang nâng cơ hội lên thứ hạng một cách nhanh chóng hơn những người khác. Xét về góc độ người đọc, điều này sẽ khiến blog của bạn “giàu có” hơn về mặt nội dung và người đọc sẽ dễ dàng thích thú hơn, ở lại trang của bạn lâu hơn phải không nào.

10 Kỹ thuật tối ưu hóa seo onpage nâng thứ hạng  dễ dàng hơn

Sau đây là 10 kỹ thuật cơ bản đã được cập nhật ở thời điểm cuối năm này. Mời bạn xem và thực hành. Đặc biệt là mấy bạn copywriter ấy. Mình sẽ cố gắng giải thích cho các bạn hiểu một cách “hai lúa” nhất có thể 😀

Trước khi vào phần này, bạn phải có 1 danh sách các từ khóa cần chú trọng. Cái này sẽ có một bài viết riêng về cách khảo sát từ khóa.

1. Tiêu đề bài viết ( SEO Post Title )

Yếu tố này là tiên quyết, tiêu đề của bài viết phải thu hút người đọc trong vòng 60 ký tự đầu tiên. Điều này khiến cho tiêu đề của bài viết bạn được hiển thị đầy đủ trên SE ( Search Engine ). Nhớ phải nhắm đúng từ khóa hoặc cụm từ  ở phần đầu của tiêu đề và không được lặp lại từ khóa trong tiêu đề. Nếu làm được điều này, bài viết của bạn sẽ dễ rank hơn trên Google, Yahoo hay Bing.

SEO Post Title : cần chú trọng vào hấp dẫn người đọc (nhưng không câu view), có thể trùng hoặc khác với tiêu đề trên (để trình bày lên bài viết).

Trong WordPress, khi dùng kèm plugin WordPress SEO hoặc All In One SEO Pack, nó đều có chức năng phân biệt tiêu đề bài viết và SEO Tiêu đề bài viết.

phân biệt seo title và post tilte

2. Cấu Trúc Link ( Post Permalink Structure )

cấu trúc link seo onpage

Một bài viết cần có một cấu trúc link thân thiện cho các SE dễ dàng nhận biết. Trong WordPress, phần này nó tự động rồi, bạn chỉ cần sửa thêm tí xíu là nó đẹp ( friendly ). Tránh các ký tự đặc biệt và ký tự gach dưới _ . Nên sử dụng dấu gạch “-” giữa các chữ cái, con số là OK. Dĩ nhiên, nhớ chen từ khóa trong phần permalink này.

3. Heading

thẻ heading trong bài viết

Cái này mình chả biết dịch ra là gì, đại khái là trong WordPress, bạn nên sử dụng thẻ heading như h2,h3,h4 để nhấn mạnh các phần như mục lục. Cái này rất quan trọng, nó làm bài viết bạn dễ dàng đọc và thân thiện hơn với người đọc.

Chúng ta không nên sử dụng thẻ h1 trong bài viết. Tuyệt đối như thế vì thường thẻ h1 nó nằm ở phần tiêu đề bài viết rồi. Và đừng lặp lại thẻ h2,h3 quá nhiều lần, Google không thích điều này đâu.

4. Mật độ từ khóa ( Keyword Density )

Nên Viết bài có từ khóa theo thứ tự ưu tiên:

  • Nhóm 1: những từ khóa quan trọng nhất cần có trong bài ( có lượt search cao nhất và độ khó dễ, điển hình là các từ khóa chung chung)
  • Nhóm 2: những từ khóa liên quan, có thể có một số để bổ sung cho nhóm 1 ( lượt search thấp hơn và độ khó cao hơn )
  • Nhóm  3: những từ khóa bao gồm trong nhóm 1 và nhóm 2, có thể có hoặc không

Lưu ý: với mỗi bài, bạn cần chọn lọc từ khóa để viết theo ưu tiên trên, không nên cố gắng chèn từ khóa. Chỉ chọn trên dưới 2 từ khóa chính và các từ khóa phụ liên quan.

Quy tắc cụm từ khóa:

có thể dàn trải 1 cụm từ khóa trong câu, không nhất thiết nguyên cụm dính liền, miễn đặt trong cùng 1 câu không có dấu chấm/phẩy ngăn cách. Ví dụ: từ khóa “Thành Phố Quy Nhơn” có thể tách rời để viết trong câu thành “Một trong những thành phố đáng sống nhất tại Việt Nam là Quy Nhơn” hoặc “Quy Nhơn là một thành phố biển có không khí trong lành, thiên nhiên ưu đãi….”

Mật độ từ khóa:

Viết tự nhiên, sau đó đọc lại và thêm từ khóa vào, tỉ lệ từ khóa cần nằm trong khoảng 2% tổng số chữ của bài. Ví dụ: bài khoảng 700 từ cần có khoảng 15-18 từ khóa.

Cách tính từ khóa:

VD: Bài có 1000 từ, cụm từ khóa là: “Rượu dừa bến tre” (Tổng cộng có 4 từ trong cụm từ khóa)

3% của 1000 từ ⇒ Sẽ cần có 30 từ khóa trong bài.

30 từ khóa 4 từ của cụm từ khóa = 7 lần lặp lại

⇒ Cần có khoảng 7 cụm từ “Rượu dừa bến tre” trong bài viết

In đậm những từ khóa trong bài một cách tự nhiên nhất có thể.

5. Mô tả bài viết ( Meta Description )

Mô tả bài viết
Mô tả bài viết

Đây là phần mô tả bài viết ngắn gọn nằm trên kết quả tìm kiếm của Google. Bạn nên viết làm sao để thật thu hút người đọc và chỉ gói gọn trong 160 ký tự bao gồm cả khoảng cách tăng tỉ lệ CTR ( Click to rate ). Điều này rất tốt cho các công cụ tìm kiếm khác ngoài Google như Bing.

6. Tối ưu hóa Ảnh

Ảnh trong website bạn là một yếu tố quan trọng để SEO Onpage. Nó giúp các SE nhận diện kỹ càng các file ảnh nằm trên website của chúng ta và đưa lên công cụ tìm kiếm ảnh của SE đó. Từ đó kéo traffic ( lượt truy cập ) về website của chúng ta nhiều hơn.

Một dạng khác của Anchor Text

Trong WordPress, khi chèn ảnh vào bài viết, lúc nào cũng có tùy chọn chèn alt text* vào ảnh và Title ( Tiêu đề ) của ảnh. Hãy tận dụng điều này để thêm các từ khóa Longtails ( từ khóa dài hơn 3 từ) tiềm năng cho người đọc của bạn. Nhưng lưu ý nên chèn vào một cách tự nhiên nhất chứ đừng bào giờ nhồi nhét từ khóa cả.

*alt text dùng khi website bạn load chậm, các alt text này sẽ hiển thị trước khi ảnh của bạn được load về thiết bị của người đọc.

Khi bài viết của bạn có khá nhiều ảnh, chúng ta sẽ chèn từ khóa vào các thẻ tiêu đề title và alt text ( mô tả ảnh ) như thế này :

Từ khóa chính của bạn là nồi cơm điện.

Từ khóa longtails của bạn là nồi cơm điện tốt ở hồ chí minh

thì khi chèn ảnh vào bài viết, ảnh đầu tiên là Nồi Cơm điện A sẽ có tiêu đề ảnh là Nồi Cơm Điện A tốt ở Hồ Chí Minh

Tương tự vậy, ảnh thứ hai là nồi cơm điện B có tiêu đề ảnh là Nồi Cơm Điện B Tốt ở Hồ Chí Minh.

Thường, mình để tiêu đề ảnh và alt text là giống nhau.

Về phần trình bày ảnh trên website, bài viết, bạn nên để ảnh dưới dạng jpg, có độ rộng của ảnh không quá 1280px và đặt tên ảnh có nghĩa trước khi upload lên trang.

Ví dụ : Ảnh Nồi Cơm Điện A thì bạn đặt tên file ảnh là ‘noi-com-dien-a-tot-nhat-ho-chi-minh.jpg’.

Điều này giúp trang web của bạn trước trở nên nhẹ và load nhanh hơn trên máy của người đọc sau là các bộ máy tìm kiếm thích điều này, từ đó nâng cao thứ hạng website của bạn trên SE như Google chẳng hạn.

Về phần tối ưu hóa ảnh cho việc SEO, mình sẽ có 1 bài khác chi tiết hơn cho các bạn.

7. Độ dài một bài viết ( Word Count Post )

Số từ một bài viết như thế nào thì ổn ?

Hiện tại, mình chưa thấy một blog nào chỉ có vài bài viết ngắn gọn mà lên top Google được cả. Vậy nên, chuẩn theo kinh nghiệm của mình là nên viết bài viết tối thiểu là từ 700 ~ 1000 từ, tối đa là 2000 từ. Với những bài vượt quá 3500 chữ, có thể tách làm nhiều phần thành bài nhiều kỳ.

Nếu có thể, hãy viết dài hơn, chất hơn và nghiên cứu kĩ hơn. Nên nhắm đến các từ khóa có độ cạnh tranh cao hoặc các từ khóa mà trong đầu bạn nghĩ là người khác hay tìm kiếm tới trên Google và cả Facebook.

Hãy đem giá trị bài viết của bạn chia sẻ cho bạn đọc. Đó là điều mà website nào cũng muốn hướng tới. Việc còn lại, để Google nó lo.

8. Liên Kết Nội Bộ ( Internal Linking )

Bạn nên đặt các link bài viết liên quan đến bài mà bạn đang viết ví dụ như ở đoạn Tối Ưu Hóa Hình Ảnh, mình có đặt link đến bài viết tối ưu hóa ảnh cho việc SEO Onpage thì đây là một ví dụ điển hình về việc xây dựng liên kết nội bộ cho website.

Có thể bạn chưa biết : Trên các bài viết khác về SEO, hay có thuật ngữ Anchor Text, thì ở đây anchor text là ‘tối ưu hóa ảnh cho việc SEO’.

Làm việc này một cách tự nhiên như một chỉ mục khiến người đọc ở lại website của bạn lâu hơn là bạn đã thành công. Tuy nhiên đừng cố gắng gian lận, bài viết của bạn sẽ không tự nhiên chút nào và sẽ khiến người đọc tránh xa blog/website của bạn. Khi tạo những link như thế, cố gắng tạo ra các anchor text hấp dẫn và đa dạng với người đọc nhưng vẫn liên quan đến nhóm từ khóa mà bạn muốn SEO onpage.

9. Liên Kết Ra Ngoài Website ( External Link )

Một bài viết của bạn sẽ có gặp phải những trường hợp trỏ tới một liên kết nào đó ra bên ngoài Website như là trỏ tới Wiki, VNExpress,… để giúp người đọc hiểu hơn về một khái niệm hay kiến thức nào đó. Kinh nghiệm ở đây là bạn TUYỆT ĐỐI CHỈ trỏ link ra ngoài website đến các trang LỚN và có ĐỘ UY TÍN CAO và để link dạng dofollow. Đừng bao giờ trỏ link tới các trang lá cải hoặc không chăm chút nội dung.

Nếu bắt buộc trỏ đến những trang web có độ uy tín chưa cao, bạn có thể sử dụng tag nofollow để làm giảm thiểu việc mất thứ hạng trên Google.

Khi viết bài, mình luôn để trích nguồn hoặc để Reference đến các trang khác nổi tiếng, xếp thứ hạng cao. Việc này vừa giúp mình tăng độ uy tín với SE,vừa giúp người đọc tham khảo dễ dàng hơn.

10. Viết Nội Dung Bài Viết Thật Hấp Dẫn

Bạn nên viết một bài viết thật thu hút đến một đối tượng người đọc cụ thể và sau khi viết xong, nhớ lưu ý chỉnh câu văn lại để nhắm đến các từ khóa có lợi cho bài viết của bạn. Để làm được điều này, không cách nào khác là bạn đi đọc bài viết của người khác, của các blogger nổi tiếng, của các bộ film… sau đó thực hành thật nhiều. Chia sẻ lên facebook để lấy thêm nhận xét từ đó hoàn thiện bài viết bạn ngày một tốt hơn.

Cố gắng khai thác hết toàn bộ các mặt của chủ đề mà bạn đang viết một cách cặn kẽ, viết làm sao mà đối tượng đọc của bạn dễ hiểu nhất có thể và thuyết phục họ like bài viết của bạn là thành công mỹ mãn rồi.

Ví dụ : Bạn viết về bài Lựa Chọn Nồi Cơm Điện Tốt Nhất với đối tượng người đọc là Hồ Chí Minh

Trong đó, bạn phân tích nồi cơm điện tốt là như thế nào, tiết kiệm tiền và thời gian cho bạn và người thân của bạn như thế nào, giá cả nồi cơm phải chăng, chỉ bằng 4 bữa ăn nhậu ở ngoài nhưng lại nâng cao sức khỏe cho gia đình và baby của bạn…Mình ở Sài gòn, đã đi shopping nhiều nơi nhưng kinh nghiệm của mình là mua nồi cơm điện tốt nhất ở Hồ Chí Minh thì mình chọn Nguyễn Kim. Vì nó giao hàng tận nơi, bảo hành tận nhà, giá cả cũng rẻ nữa. Các chỗ khác thì mình không biết nhưng mình sợ bực mình vô mấy khoảng bảo hành và “gà mờ” về khoảng điện máy này lắm. Mình không muốn gặp rắc rối không đáng có và mình biết bạn đọc cũng như mình vậy.

Viết một bài viết mang đậm phong cách cá nhân, “kể chuyện” cho bạn đọc nghe, nếu họ chịu nghe là bạn đã thành công rồi còn gì.

Bạn thấy đấy, trên đoạn đó, mình có tuân thủ mật độ từ khóa rồi. Viết dài và nghiên cứu sâu hơn là bạn sẽ có một bài viết của bạn, và bạn rất tâm đắc.

Trong SEO có tỉ lệ bounce rate cho biết tỉ lệ giữ chân người đọc, bạn hạ tỉ lệ này xuống càng lâu tức là thời gian người đọc ở lại trang bạn lâu. Bạn sẽ lên thứ hạng cả trang luôn.

[iconheading type=”h2″ style=”fa fa-list-alt”] Onpage SEO Checklist:[/iconheading]

Đây là danh sách check list bạn cần làm khi SEO Onpage để chắc chắn là nội dung bài viết của bạn sẽ có thứ hạng cao hơn trên các bộ máy tìm kiếm.

Tổng hợp các nơi cần đặt từ khóa :

( lưu ý là từ khóa này có thể ngắn hoặc dài và không cần giống nhau )

  • Từ khóa trong bài viết
  • Từ khóa trong link
  • Từ khóa trong đoạn đầu giới thiệu bài viết
  • Từ khóa trong thẻ ALT
  • Từ khóa trong thẻ H2 và H3
  • In nghiên 1-2 từ khóa chính
  • Trỏ link về các site uy tín có thứ hạng cao
  • Xây dựng liên kết nội bộ đa dạng anchor text
  • Xóa bỏ các ký tự đặt biệt trong Permanlink
  • Thêm các thể loại media như Video, Infographic, Slide Ảnh
  • Viết bài dài hơn, tối thiểu 700 từ
  • Tối ưu hóa ảnh trước khi up lên Website
  • Tối ưu hóa thời gian load trang
  • Sử dụng các từ khóa liên quan làm từ khóa phụ ( các từ khóa này tự đoán hoặc dựa trên gợi ý search của Google )
[iconheading type=”h3″ style=”glyphicon glyphicon-thumbs-up”]Vài Yếu Tố Khác Nên Làm :[/iconheading]
  • Viết tiêu đề SEO tối đa 65 ký tự
  • Viết mô tả bài viết hiển thị trên SE tối đa 150 ( trong bài viết có ghi 160 ký tự với Google thôi )
  • Nếu dùng các plugin SEO Social, hãy chắc chắn là đã thêm ảnh hiển thị phù hợp với Facebook, Twitter…Tìm trong phần Social Graph của Plugin đó.
  • Chắc chắn trang web của bạn có nút chia sẻ, like mạng xã hội. Chơi mạng nào thì thêm nút mạng đó. Thường thì chơi G+, Facebook.
  • Có các bài viết liên quan dưới mỗi bài viết của bạn để làm giảm tỉ lệ bounce rate.
[iconheading type=”h3″ style=”glyphicon glyphicon-thumbs-down”] KHÔNG Nên Làm :[/iconheading]
  • Không sử dụng thẻ H1 trong bài viết.
  • Không lặp lại thẻ H2 quá 5 lần, H3 quá 7 lần.
  • Độ phủ của từ khóa không quá 3%.
[iconheading type=”h3″ style=”glyphicon glyphicon-eye-open”]Cần Tập Trung[/iconheading]
  • Sử dụng từ khóa ngay ở đầu tiêu đề bài viết.
  • Nếu làm blog/ website về mảng niche site, hãy bỏ ngày hiển thị bài viết ra khỏi bài viết. ( Dùng Date Exclusion SEO plugin)
  • Nội dung bài viết : Bài viết càng dài, càng xúc tích, càng ăn điểm thứ hạng. Đừng viết dài quá 3000 từ, ít người đủ kiên nhẫn đọc hết bài của bạn lắm.
  • Cuối bài viết, hãy cố gắng tương tác với người đọc bằng cách kêu họ like bài viết, chia sẻ bài viết hoặc hỏi họ 1 vài câu hỏi.

Lời Kết :

Okey, bao nhiêu yếu tố này, mình nghĩ là khá đủ để giúp bạn SEO Onpage một bài viết tốt. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào hoặc muốn chia sẻ kinh nghiệm của bạn lên đây, hãy để lại nhận xét nhé.

Bài khá dài, và câu văn mình chưa hay lắm. Thời gian mình có hạn nên chỉ viết mà không suy nghĩ nhiều về cách trình bày mong bạn đọc thông cảm . Nhấn Like để cảm ơn mình thay vì comment cảm ơn. Thank you !

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
3 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
hungpm
7 years ago

Hi bạn,
Cái phần Keyword Density. Các nhóm 1, 2, 3, bạn có thể cho ví dụ không? Và viết theo ưu tiên là ưu tiên thế nào? Mình đọc chưa hiểu lắm @@
Bạn chỉ lại hộ mình nhé, tks bạn.

Duong Anh Thien
7 years ago
Reply to  hungpm

Zí Zụ nha : bạn có từ khóa chính là “nồi cơm điện giá rẻ” là từ khóa chính có lượt tìm kiếm cao nhất và từ khóa có độ dễ thấp thì bạn chốt nó ở nhóm 1.
Nhóm 2 là các từ khóa liên quan : “nồi cơm điện hòa bình” , “nồi cơm điện siêu bền”…
Nhóm 3 vẫn liên quan nhưng thấp hơn :”đồ điện tử ở cửa hàng điện máy abc”, “đồ điện tử bảo hành chính hãng”…có lượt tìm kiếm thấp nhất.

3
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x