Chuyên Đề Hướng dẫn Tăng Tốc WordPress Toàn Tập

Bài này dành cho các bạn đã sử dụng WordPress một thời gian và đã có kinh nghiệm mày mò.

Một vấn đề thường thấy ở các Khách Hàng của mình và các website bạn bè của mình ( đa số là blogger ) là sau một thời gian sử dụng WordPress cảm thấy “sướng” quá mà lơ là các thói quen chăm chút website . Mình liệt kê ra một số lỗi thường gặp :

  • không tối ưu hóa ảnh.
  • không xóa cache wordpress ( hoặc không biết xóa ).
  • không xóa file tạm, các bản lưu cũ.
  • Cài một đống plugin mà không hiểu rõ các chức năng.

Không chỉ riêng bạn, thời gian đầu mình cũng vậy. Khi tiếp cận với WordPress, mình cảm thấy nó “tuyệt vời” quá. Thế là cái gì cũng muốn thử. Rồi mình bị “dính” vào hàng tá lỗi làm website ngày một chậm hơn, đến mức Host mà mình thuê ở một dịch vụ lớn đứng top 10 thế giới cũng phải “tạm khóa tài khoản” vì đã sử dụng quá Resource cho phép ( tức sử dụng quá mức CPU và tràn Ram cho phép ).

Mới đầu, website của bạn chỉ có vài lượt đến vài chục visit/ngày, bạn sẽ không cảm thấy vấn đề ở đây. Khi site bạn tới mức 1000 lượt visit/ngày hoặc hơn, bạn sẽ quan tâm đến nhiều vấn đề. Một trong các vấn đề cần quan tâm là :

  • PageSpeed từ Google để chấm điểm tốc độ load của site.
  • Pingdoom – Tool check tổng quan tốc độ load của site.
  • Thời gian load trang ban đầu. ( visit nhiều thì website bạn sẽ xử lý nhiều và có nguy cơ quá tải nếu không biết cách tối ưu ).

Và bài viết “Chuyên Đề Hướng dẫn Tăng Tốc WordPress Toàn Tập” này ra đời, ghi lại những kinh nghiệm mình đút kết được và xử lý các vấn đề chính :

  • Tăng tốc thời gian phản hồi ( response time ) của Host, DNS, Request.
  • Tiết kiệm Tài Nguyên của Host ( lower Resource ).
  • Và các vấn đề phát sinh đã bàn ở trên.

chuyên đề tăng tốc wordpress

[icon type=”glyphicon glyphicon-hand-right”] Bắt đầu : Hướng dẫn Tăng Tốc WordPress Toàn Tập

Bước 1 : Ngưng Kích Hoạt và xóa các plugin không cần thiết.

Bước 2 : Xóa các plugin không sử dụng hoặc ít sử dụng.

Bước 3 : Cài đặt các plugin bảo vệ Website như :

Bước 4 : Cài đặt các plugin tăng tốc hiệu suất :

 

Bước 5 : Cập nhật các plugin, theme và Version WordPress lên bản mới nhất.

Bước 6 : Chạy plugin Anti Malware ở bước 3 để kiểm tra xem, website bạn có mã độc hay dính virus gì không.

Anti-Malware from GOTMLS

Bước 7 : Sử dụng plugin WP CleanUp để xóa các thành phần sau :

  • Bản lưu cũ, bản nháp.
  • Nhận xét bị gắn Spam.
  • Orphan PostMeta, Orphan Relationships.
  • Dashboard Transient Feed ( không biết dịch sao cho hiểu @.@ )
  • Xóa các bản dư trong Database.

wp-clean

Bước 8 : Sử Dụng WP CronJob để chỉnh các cronjob ( các thao tác tự động trong WordPress do plugin thiết lập hoặc bản thân WordPress thiết lập ) sao cho tối ưu với bạn.

Mình thì chỉnh như sau :

  1. Xóa các cronjobs được thiết lập với các plugin mà bạn đã xóa rồi. Cài đặt lại các cronjob thường xuyên chạy ( tầm 15ph chạy một lần) set nó lại thành 12 h chạy 1 lần.
  2. Vô hiệu hóa WordPress cron và thay đổi trạng thái thành manual Cronjob bằng cách thêm vào dòng code bên dưới trong file wp-config.php
define(‘DISABLE_WP_CRON’, true);

Bước 9 : Cấu hình plugin Plugin Organizer sắp xếp lại thứ tự các plugin nào load trước, load sau. Vô hiệu hóa các plugin nào ở phần quản trị backend và phần frontend. Điều này giúp website của bạn tránh bị quá tải và tiết kiệm nguồn tài nguyên rất nhiều cho Hosting.

Bước 10 : Cấu hình Akismet để chống spam và DDOS.

Bước 11 : Thử check speed của website bạn lúc này tại PageSpeed Insight của Google sau đó cấu hình plugin WP Optimize By xTraffic cho các mục đích sau :

  1. Nén file Javascripts & CSS ( Minifying javascript & css files ).
  2. Tối ưu hóa các thẻ Meta Ảnh, các file ảnh theo từng khung hình của thiết bị lướt web.
  3. Bật cache cho website của bạn. Tức là tạo bộ đệm lưu trữ các file tĩnh để load cho các người đọc khác mà không phải xử lý lại trên Hosting.
  4. Nếu bạn sử dụng CDN, thêm CDN của bạn vô plugin.

Bước 12 : Cài đặt và sử dụng plugin P3 Plugin Profiler để xem xem plugin nào của bạn đang sử dụng cho website load nặng nhất, hao tài nguyên nhất để tìm các biện pháp. Biện pháp mình hay sử dụng là xóa plugin đó đi và tìm plugin khác cùng chức năng.

p3 - Chuyên Đề Tối Ưu Hóa WordPress

Bước 13 : Cài đặt và sử dụng plugin Broken Link Checker để kiểm tra các link gãy, không hoạt động được trên website của bạn. Nếu phát hiện ra các link mà :

  • Trỏ đến 1 file không tồn tại do lỗi bạn lỡ xóa file đó đi thì bạn cần fix link này bằng cách cập nhật lại file đó.
  • Trỏ đến 1 file lạ mà bạn không biết -> điều tra, xóa link đó đi hoặc rediect 301 đến trang khác.
  • Trỏ đến trang admin -> tra tìm IP tới trang này và block dãy IP đó đi để tránh hậu quả xấu sau này.

Dùng ứng dụng AWstats  từ cPanel của Hosting ( đa số hiện nay đều sử dụng phần mềm quản lý cPanel quản lý hosting )  để check xem các IP Top, IP của Robot…để Blocked các IP mà bạn nghi ngờ gây bất lợi cho hệ thống của bạn thông qua 1 trong các cách sau :

#Cách 1 : Vào thằng quản lý Hosting  > cPanel/SiteAdmin > IP Deny Manager

blocked-ip-trong-cpanel

#Cách 2 : block IP addresses bằng file .htaccess .

Bạn cần tạo file này trong thư mục public_html và thêm những dòng sau:
order allow,deny
deny from 127.0.0.1
deny from 123.1.23.23
allow from all
Những dòng này sẽ block access cho tất cả user có IP address là 127.0.0.1.
Nếu bạn muốn block dãy IP của một quốc gia, bạn có thể dùng tool này để tự gernerate ra =>Click Here

#Cách 3 : block IP bằng file robot.txt

Mục đích, chặn mấy con bot của các công cụ khác không cần thiết cho website bạn.

<code>User-agent: AhrefsBot User-agent: MJ12bot user-agent: rogerbot User-agent: BacklinkCrawler Disallow: /</code>

Bước 14 : Theo dõi chi tiết hệ thống website của bạn bị tốn tài nguyên ở đâu bằng cách

  • bật chức năng RAW access logs archiving (cPanel/SiteAdmin > Raw Access Logs > Archive every 24 hours). Sau 1 ngày, download file này về phân tích xem chuyện gì đang xảy ra với Website của mình. Do cron jobs, plugins, …
  • Kiểm tra file error logs trong cPanel/SiteAdmin > File Manager.
    • ./wp-admin/error_log – xem lỗi nội bộ WordPress.
    • ./wp-content/themes/your-theme-name/error_log – xem lỗi của theme đang xài.
    • /public_html/error_log – xem lỗi của host.

 

Bước 15 : Sau đây là tập hợp các bước phụ, độ ưu tiên thấp nhất so với các bước trên.

  • Xóa các icon mạng xã hội mà bạn không dùng đến.
  • Xóa các widget mà bạn không xài.
  • Chắc chắn rằng các file mp3, video được upload lên đúng chỗ ( youtube, soundcloud chứ đừng up lên host ).
  • Thay đổi số bài hiển thị trên Website ( từ 10 thành 5, để giảm thiểu các câu lệnh query ).
  • Thay các hình ảnh mà bạn chèn từ bên ngoài vào thành hình ảnh mà bạn tự upload lên host.

Đó là 15 bước “khủng khiếp” mà mình đã phải trải qua khi tối ưu hóa Website của mình từ A-Z.

Cảm ơn bạn đã đọc và hy vọng bạn thực hành. Nếu bạn thấy bài này chưa đủ, hoặc muốn góp ý, hãy đặt câu hỏi ngay nhé.

P/s : Hiện tại mình cũng mở dịch vụ tối ưu hóa wordpress site cho khách hàng của mình. Đặc điểm của dịch vụ được cung cấp từ mình là :

  1. Bảo hành vĩnh viễn chuyện tối ưu hóa website bạn dựa trên những gì mình đã làm.
  2. Sử dụng Hàng Trả Phí để tối ưu hóa website bạn vì thế sẽ không bao giờ có chuyện website bạn bị malware, virus trừ khi chính site bạn xài hàng “lậu”, không an toàn.
  3. Được cập nhật liên tục các chức năng tối ưu hóa SEO ONPAGE cũng như tốc độ website bạn trên các thang điểm chấm của các bộ máy tìm kiếm. Điều này gây được điểm nhấn trong khi bạn làm SEO.
  4. Được giảm giá gói Bảo Trì Website Hàng Tháng ( gói này sẽ có chức năng luôn giúp website bạn được cập nhật liên tục tránh bị lỗi bảo mật cũng như sao lưu hàng tuần. Việc này sẽ thực hiện tự động trên hệ thống website mình, không liên quan đến quyền quản trị trong website bạn. )

Thân !

AnhThien8.

 

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
2 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
tien dung dao
7 years ago

Ảnh thì em nén hết lại, còn js, css, cache em dùng plugin wp-rocket để tối ưu oke, em dùng shared host khá tồi nhưng sau khi tối ưu cũng lên dc 90 điểm khi dùng google speed test :D. A biết VPS nào rẻ mà ngon không chia sẻ e với, E cũng đang học một số lệnh cơ bản để ít tháng gì đó lên VPS (giờ chưa đủ tiền mua :P)

https://www.viagrapascherfr.com/viagra-mg/

With the like of pumpkin seed, Siberian ginseng and saw palmetto, it supplies essential
vitamins and minerals. The best approach for your penile size dilemma is to take the facts and discover a solution. Adding an all-natural penis
vitamin formula to the daily penis care routine can add spice to the romantic endeavors and keep the penis healthy.

2
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x