Hướng Dẫn đăng Ký Mạng Dinos.vn

Trong những nội dung trước, Dinos Việt Nam đã giúp bạn “điểm mặt chỉ tên” 3 kiểu offers phổ biến hiện nay tại thị trường Việt Nam, bao gồm: COD, App, Finance. Ở bài viết này, chúng mình sẽ đi sâu vào từng loại chiến dịch, mà mở đầu là cách làm affiliate mảng COD. Hãy cùng Dinos tìm hiểu xem ưu, nhược điểm cũng như cách để chạy thành công các chiến dịch COD.

Tại sao làm affiliate marketing nên chọn chiến dịch COD?

Sở dĩ COD là loại chiến dịch phổ biến, được nhiều Publishers ưu ái chạy và mang về cho họ những khoản thu nhập đáng kể là nhờ 4 ưu điểm sau:

  • Phần trăm hoa hồng cao. Đặc biệt là các offer ở những thị trường mới nổi như: Thái Lan, Indonesia, …
  • Các sản phẩm COD thường là các sản phẩm “sạch”, không vi phạm các tiêu chuẩn của Facebook, Google nên rất dễ chạy quảng cáo trên các nền tảng này. Một số offer COD tiêu biểu như: Sin Hair, Xà phòng nghệ Mejin, Cốm tăng chiều cao, …
  • Có 2 hình thức tính hoa hồng khi làm affiliate mảng COD cho Publisher lựa chọn: CPO (Cost Per Order) và CPS (Cost Per Sale). Hai hình thức này khác nhau như thế nào, điểm mạnh và điểm yếu của mỗi hình thức ra sao, các bạn có thể tham khảo trong video dưới đây của Dinos.
  • Thời gian đối soát cũng là một yếu tố mà các Publishers thường cân nhắc khi lựa chọn chiến dịch. Vì thế mà làm affiliate COD hay được ưu ái bởi thời gian đối soát nhanh.

Tuy nhiên, nhược điểm của các hình thức này là phụ thuộc vào tỉ lệ chốt. Vì vậy, kiểu chiến dịch này thường phù hợp với các Publisher đã có kinh nghiệm chạy quảng cáo trên các kênh truyền thông số

Làm affiliate mảng COD thế nào cho hiệu quả?

Với các chiến dịch COD, bạn có thể chạy cả paid traffic và free traffic. Dưới đây, Dinos sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách chạy chiến dịch đối với mỗi hình thức này.

Paid Traffic

Như nhiều bạn đã biết, paid traffic được tạm hiểu là lượt truy cập có trả phí, đối lập với Free traffic tức lượt truy cập miễn phí. Hiện nay, sự phát triển của Internet và mạng xã hội đã cho ra đời nhiều nền tảng quảng cáo khác nhau như: Facebook, Google, native, … Khi chạy quảng cáo trên các nền tảng này tức là bạn mua traffic từ họ, vì thế mà được gọi là paid traffic.

Facebook

Đối với Facebook, hiện nay đa phần Publisher sẽ chọn chạy Messenger hoặc chạy chuyển đổi. Chạy quảng cáo trên Facebook Messenger đặc biệt hiệu quả với các mặt hàng thời trang, các sản phẩm phụ kiện cần tư vấn nhiều.

Bước đầu tiên để chạy được quảng cáo trên Facebook, bạn cần trang bị đủ via/clone, tài khoản quảng cáo, thẻ ngân hàng, fanpage, content và media. Riêng với Publisher chạy chuyển đổi sẽ cần thêm BM và pixel.

Tiếp theo, bạn cần nghiên cứu kỹ khách hàng của mình. Xác định đối tượng mục tiêu của sản phẩm, tìm hiểu insight: sở thích, thói quen hay mối quan tâm của họ là gì, từ đó xây dựng được một ma trận target chuẩn. Xác định chính xác tệp khách hàng giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc và tỉ lệ thành công cũng cao hơn. Lưu ý là tệp target cũng không nên quá hẹp vì sẽ khiến CPM cao, số đắt. Trong khi đó, nếu tệp này quá rộng, lead thu về sẽ không chất lượng. Lý tưởng nhất là tệp trong khoảng từ 2 đến 3 triệu người.

Ngoài ra, khi chạy Facebook bạn chỉ nên chọn thiết bị là mobile và để vị trí hiển thị là newfeed để tối ưu tốt nhất.

Đăng quảng cáo bạn có thể chọn 1 trong hai cách là đăng boost post và đăng quảng cáo từ trình quản lý. Boost Post thì tỉ lệ và thời gian “sống” của Quảng cáo sẽ tốt hơn nhưng sẽ hạn chế hơn trong việc cài đặt quảng cáo.

Content có thể dùng từ “nóng” nhưng nên hạn chế “lách luật” và dùng icon.

Một lưu ý khác là bạn nên chạy chuyên sâu 1 hoặc 2 sản phẩm chứ không thể chạy nhiều sản phẩm cùng lúc. Tuy nhiên, nếu giá và chất lượng lead ổn, có thể scale số lên đến vài trăm số/ngày.

Google

Với Google thì có nhiều cách chạy như GDN, Shopping, Youtube hay Search, … tuỳ vào mục tiêu mà bạn hướng tới. Để chạy Google, bạn cần có gmail để tạo tài khoản, thẻ ngân hàng, trang đích và từ khoá.

Để viết mẫu quảng cáo từ khóa trên Google hiệu quả, bạn cần lưu ý những điều sau:

Với mỗi mẫu quảng cáo từ khóa trên Google gồm: 3 tiêu đề, mỗi tiêu đề dài 30 ký tự và 2 phần mô tả dài 90 ký tự, tổng độ dài là 270 ký tự. Bạn cần viết ngắn gọn, đủ ý và quan sát thực tế xem khi hiển thị ra mẫu tiêu đề 1 + tiêu đề 2 + tiêu đề 3 có bị cắt mất chữ không. Nếu có cần phải cân chỉnh lại cho phù hợp.

  • Cụm từ khóa chính cần xuất hiện 2 lần: 1 lần ở tiêu đề và 1 lần ở mô tả.
  • Viết đủ ý, ngắn gọn, dễ hiểu
  • Hạn chế sử dụng ký tự đặc biệt
  • Sử dụng CTA tương tác ngay

Khách hàng khi nhấn vào link của bạn hầu hết là khách đã có nhu cầu thế nên bạn cần tối ưu landing page để tăng CR quảng cáo. Cách tối ưu trang đích trước khi đưa quảng cáo lên Google như sau:

  • Trang đích cần đúng nhu cầu của người dùng
  • Tốc độ tải trang nhanh
  • Tránh sử dụng quá nhiều popup
  • Tiêu đề ấn tượng dưới 65 ký tự, chứa từ ngữ hấp dẫn
  • Các heading, tiêu đề phụ hấp dẫn nội dung trực quan giúp khách hàng nắm được nội dung nhanh chóng
  • CTA phù hợp với hành trình của người đọc
  • Bạn cần cài đặt theo dõi và đo lường chuyển đổi thật chi tiết để biết nội dung trang đích của mình còn thiếu gì. Công cụ miễn phí và hỗ trợ bạn tốt nhất là Google Analytic

Với Google Ads thì từ khoá là rất quan trọng. Từ khóa Google Ads là những từ hoặc cụm từ được sử dụng để khớp quảng cáo của bạn với những cụm từ mọi người. Từ khóa thường chia làm 3 dạng chủ đề chính, từ khóa thương hiệu và từ khóa sản phẩm và đặc tính sản phẩm dịch vụ mà bạn muốn quảng cáo.

  • Từ khóa thương hiệu: là những từ khóa có chứa thương hiệu sản phẩm, dịch vụ của bạn. Ví dụ: từ khóa có gắn tên thương hiệu của bạn, từ khóa có chưa thương hiệu sản phẩm dịch vụ của đối thủ.
  • Từ khóa sản phẩm: Bao gồm từ khóa tên sản phẩm, từ khóa vấn đề và từ khóa giải pháp.
  • Tên sản phẩm: Những từ khóa chứa tên cụ thể của dòng sản phẩm, loại sản phẩm dịch vụ.
  • Vấn đề: Những từ khóa người dùng tìm kiếm khi phát sinh các vấn đề có liên quan đến sản phẩm dịch vụ.
  • Giải pháp: Những từ khóa người dùng tìm kiếm về cách giải quyết các vấn đề có liên quan đến sản phẩm.
  • Từ khóa đặc tính sản phẩm: Là những từ khóa liên quan đến các yếu tố sau: Giá, địa điểm, hành động, thuộc tính đang tìm kiếm

Free traffic

Free traffic là lượng truy cập miễn phí của người dùng miễn phí từ các mạng xã hội, diễn đàn, free mà bạn hoặc ai đó embed link, viết blog,….về trang web của bạn

SEO chính là con đường dẫn khách hàng tới với website của bạn. Để làm được điều đó, bạn cần xây dựng nội dung website khớp với nội dung mà khách đang tìm kiếm. Nếu website của bạn không nằm trong top 20 kết quả tìm kiếm, thì tỉ lệ khách hàng mua hàng của bạn gần như bằng 0. Bạn cần đảm bảo mục tiêu của mình sẽ ăn khớp với mục tiêu của khách hàng bằng cách nghiên cứu kỹ từ khoá.

Bạn sẽ cần biết những từ khóa có:

  • Lượng tìm kiếm nhiều (Nhiều người tìm kiếm từ khóa)
  • Độ cạnh tranh thấp (Tổng số lượng kết quả tìm kiếm càng nhỏ thì bạn càng có cơ hội cải thiện thứ hạng cao)
  • Liên quan tới website của bạn

Có khá nhiều các website hỗ trợ bạn nghiên cứu từ khóa phù hợp như là Google Keyword Planner, Google Trends, Google Search. Trong bài viết của mình, hãy giữ mật độ từ khóa hợp lý trong khoảng 0.5 – 2%. Ngoài ra, đừng quên trình bày nội dung hấp dẫn giúp người đọc dễ dàng tiêu hóa nội dung của bạn.

Cuối cùng, để chạy được SEO thì chắc chắn không được bỏ qua bước nghiên cứu thuật toán của Google, chính các thuật toán này sẽ quyết định xem trang của bạn có nằm trong top tìm kiếm hay không. Các thuật toán sẽ có sự thay đổi, cập nhật liên tục nên đừng quên thường xuyên update thông tin nhé!

SEO không phải là một chiến lược trong một sớm một chiều. Vài tháng đầu tiên bạn sẽ hầu như không có traffic, thường mất 3-9 tháng để website của bạn bắt đầu đạt thứ hạng tốt. Vì vậy, chạy SEO yêu cầu bạn phải kiên trì.

Hy vọng rằng, bài viết này của Dinos sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình tham gia Affiliate Marketing với các chiến dịch COD. Nếu còn có thắc mắc hay bất cứ vấn đề gì, đừng ngại để lại bình luận. Dinos Team sẽ giúp bạn giải đáp!