Hey yo, xin chào bạn đọc, mình là AnhThien8. Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn bạn tối ưu nội dung chuẩn SEO theo hướng dẫn từ Plugin RankMath + kinh nghiệm dã chiến của mình.
Giới thiệu xiu xíu, Rank Math là plugin giúp bạn chuẩn hóa nội dung SEO cho các công cụ tìm kiếm nhận biết dễ dàng hơn. Trước đó, vào năm 2015,2016 mình cũng đã viết ra 2 TUT chuẩn SEO cho cộng tác viên của mình và cũng cho các bạn. Lúc ấy, chưa có rankmath, và mình vẫn sử dụng Yoast By SEO Premium đến tận giờ trên blog này. Tuy nhiên, vì tính hữu ích và đa năng của Rankmath, mình đã ứng dụng nó cho các dự án mới, đặc biệt là dự án gần nhất hiện nay là CongDongHomestay
Nếu bạn cần đọc lại về SEO Content :
Okey, yo đề.
Ở bài viết này, mình sẽ hướng dẫn cho bạn cách sử dụng Rank Math để tối ưu hóa bài viết, đạt 100 điểm trong bài kiểm tra độ tối ưu SEO.
Một trong những mục tiêu của bạn khi làm website chắc chắn là để kéo nhiều traffic. Tính năng phân tích và tối ưu hóa bài viết của Rank Math được thiết lập để giúp bạn đạt được mục tiêu đó.
Bằng việc đưa ra những đề xuất chiến lược dựa trên nội dung của bạn, Rank Math sẽ hỗ trợ bạn tối ưu các bài viết để đạt lượng truy cập tối đa. Nếu bạn làm theo tất cả những đề xuất đó, bài viết của bạn chắc chắn sẽ được tối ưu hóa tối đa về mặt nội dung và từ đó làm tăng thứ hạng.
Quy trình tối ưu hóa bắt đầu khi bạn tạo bài viết mới. Vì vậy, tất cả công cụ tối ưu hóa đều được đặt ở màn hình tạo bài. Để thấy được công cụ, bạn hãy tạo một bài viết mới hoặc chỉnh sửa bài viết cũ. Để minh họa, mình sẽ tạo một bài viết mới từ thanh Menu WordPress > Bài viết > Viết bài mới.
Rank Math có thể hỗ trợ trong trình soạn thảo Classic Editor và Block Editor (Gutenberg). Trong trình soạn thảo Classic Editor, bạn sẽ thấy hộp meta của Rank Math ở cuối phần soạn thảo văn bản.
Trong trình soạn thảo Block Editor, Rank Math không nằm dưới nội dung bài viết mà được tích hợp với trình chỉnh sửa. Để thấy được Rank Math, hãy nhấn vào điểm SEO ở góc trên bên phải màn hình.
Trong bài viết này, mình sẽ đi qua các bước để đăng một bài viết trên WordPress. Sau đó, mình sẽ tối ưu hóa bài viết hoàn toàn bằng đề xuất tùy chỉnh SEO của Rank Math.
Viết bài
Quy trình thông thường để tạo bài viết là bạn sẽ viết bài trước, sau đó bạn tối ưu hóa chúng. Một số người có thói quen tối ưu hóa trong khi viết. Nhưng mình thấy phương pháp đầu tiên hiệu quả hơn.
Chọn từ khóa tập trung
Bạn nên chuẩn bị sẵn một bài viết để dùng thử Rank Math. Sau khi đã có nội dung, bước đầu tiên trong quy trình tối ưu hóa là chọn đúng từ khóa tập trung.
Từ khóa tập trung là những từ bạn muốn bài viết tập trung để lên top. Nó có thể là một từ đơn, như là “homestay” hoặc là một cụm từ, như là “homestay Sài Gòn”. Bạn nên loại bỏ những từ không quan trọng như là “nếu”, “nhưng”, v.v.
Nếu bạn đã từng nghiên cứu từ khóa thì chắc chắn bạn biết nên sử dụng từ khóa tập trung nào. Những từ mà người dùng gõ trong bộ máy tìm kiếm là những từ khóa tập trung bạn nên chọn nhất.
Tới đây bạn có thể sẽ thắc mắc: Tại sao bạn phải chọn từ khóa tập trung trong khi Rank Math có rất nhiều tính năng hữu hiệu? Phải chăng Rank Math không thể tự tìm từ khóa tập trung?
Đúng là Rank Math rất mạnh, nhưng nó chỉ có thể làm công thức SEO của bạn trở nên hoàn hảo nếu bạn chỉ ra nó cần “nấu” gì. Nói cách khác, Rank Math vô cùng hữu ích, việc bạn cần làm thiết lập các yếu tố cần thiết để định hướng
Ở đây mình sẽ lấy bài viết này làm bài viết minh họa với “Rank Math” là từ khóa tập trung đầu tiên.
Rank Math sẽ cho bạn chọn tối đa 5 từ khóa tập trung cho mỗi bài viết. Như vậy bạn có thể tối ưu bài viết với 5 từ khóa khác nhau. Điều này giúp kéo về nhiều traffic hơn so với việc chỉ tối ưu 1 từ khóa tập trung. Đừng cố gắng thêm nhiều từ khóa tập trung hơn vì Rank Math cũng sẽ loại bỏ chúng.
Đa số trường hợp, 5 từ khóa tập trung là số lượng từ khóa lý tưởng để tối ưu trong một bài viết. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, bạn có thể thêm nhiều hơn 5 từ khóa tập trung. Hãy nhấn vào bộ lọc của Rank Math để thay đổi số lượng từ khóa tập trung bạn muốn. Nhưng mình không khuyến khích điều này trừ khi bạn thật sự chắc chắn.
Bạn có thể thấy phần báo lỗi ngay dưới phần từ khóa tập trung.
Nếu bạn liên kết tài khoản, Rank Math có thể gợi ý từ khóa được lấy từ Google khi bạn điền từ khóa tập trung. Để liên kết tài khoản, bạn chỉ cần nhấn vào liên kết ở phần báo lỗi và bạn sẽ được đưa tới trang kích hoạt Rank Math.
Sau khi bạn nhấn “Activate Now”, bạn sẽ được dẫn tới trang đăng nhập/đăng ký của Rank Math.
Sau khi đăng ký/đăng nhập, bạn sẽ được đưa tới lại màn hình kích hoạt và thông báo đã kích hoạt thành công.
Sau đó, bạn sẽ được đưa trở về màn hình kích hoạt. Hãy quay lại bài viết và load lại trang. Đừng quên lưu lại thay đổi trước khi load. Bạn sẽ bắt đầu thấy gợi ý mỗi khi bạn thêm từ khóa vào bài viết.
Để thêm từ khóa tập trung cho bài viết, bạn chỉ cần vào phần “Focus Keyword” và điền thêm. Từ khóa tập trung đầu tiên bạn thêm vào sẽ là Từ khóa Tập trung chính, những từ còn lại đều sẽ là Từ khóa Tập trung Phụ. Từ khóa chính sẽ có dấu “*” trên đầu như trong hình dưới đây.
Hiểu về bài kiểm tra từ góc độ từ khóa
Từ góc độ của người dùng, bài viết được tối ưu hóa cho nhiều hơn 1 từ khóa là đủ. Điều đó giúp bạn viết được về nhiều chủ đề hơn và có nhiều lượng traffic hơn với mỗi bài.
Nhưng xét về mặt tối ưu hóa thì nó gặp phải một vài thách thức.
Ví dụ như tính năng kiểm tra của Rank Math sẽ không thể hoạt động hiệu quả nếu nó phải xem xét tất cả từ khóa tập trung cùng lúc. Một số bài kiểm tra chỉ hoạt động tốt nếu bạn chọn ra được 1 từ khóa. Bạn sẽ thấy những kết quả không thống nhất nếu nó phải xem xét nhiều hơn 1 từ khóa.
Rõ ràng giải pháp là chỉ dùng 1 từ khóa cho bài kiểm tra. Nhưng điều này đi ngược với mục đích là có nhiều hơn 1 từ khóa tập trung. Để khắc phục vấn đề này, Rank Math đã chia ra nhiều bài kiểm tra khác nhau. Một số bài kiểm tra tất cả các từ khóa tập trung, một số khác chỉ kiểm tra một số từ khóa nhất định. Có 4 loại bài kiểm tra sau:
- Kiểm tra tất cả Từ khóa Tập trung
- Kiểm tra Từ khóa Tập trung Chính
- Kiểm tra Từ khóa Tập trung Phụ
- Kiểm tra nội dung bài viết
Sau đây, mình sẽ phân tích sự khác nhau giữa các loại kiểm tra.
Kiểm tra tất cả Từ khóa Tập trung
Đây là những bài kiểm tra tất cả các từ khóa tập trung cùng lúc hoặc lần lượt. Bạn sẽ không cần phải làm gì nhiều với những bài kiểm tra tất cả từ khóa tập trung cùng lúc. Nhưng đối với bài kiểm tra lần lượt thì bạn phải nhấn vào từng từ để xem điểm và tối ưu chúng để đem lại hiệu quả cao nhất.
Kiểm tra Từ khóa Tập trung Chính
Đây là những bài chỉ kiểm tra từ khóa tập trung chính và bỏ qua những từ khóa khác.
Kiểm tra Từ khóa Tập trung Phụ
Đây là những bài chỉ kiểm tra những từ khóa tập trung phụ và bỏ qua từ khóa tập trung chính.
Kiểm tra Nội dung bài viết
Có một vài bài kiểm tra không phụ thuộc vào từ khóa tập trung mà chỉ phân tích nội dung bài viết theo nhiều cách khác nhau. Đối với những bài này, bạn không cần quan tâm tới từ khóa tập trung, chỉ cần làm theo đề xuất của Rank Math.
Hiểu về đề xuất của Rank Math – Ý nghĩa của mã màu
Rank Math sử dụng những từ ngữ đơn giản trong phần đề xuất để mọi người đều có thể hiểu và làm theo được dễ dàng.
Để định hướng đề xuất nhanh hơn, Rank Math cũng sử dụng những màu sắc cơ bản để cho biết bạn đã vượt qua bài kiểm tra hay chưa. Đây là ý nghĩa của mỗi màu:
Dấu tick màu xanh: Bạn đã xuất sắc vượt qua bài kiểm tra
Màu vàng: Bài viết của bạn chưa được tối ưu hóa cho bài kiểm tra và bạn nên chỉnh sửa thêm.
Dấu X màu đỏ: Bạn chưa vượt qua bài kiểm tra. Bạn cần tối ưu hóa nội dung trước khi xuất bản để tăng khả năng lên top và kéo thêm traffic.
Bên cạnh mã màu, Rank Math cũng đưa ra số điểm tích lũy dựa trên mức độ tối ưu hóa của toàn bài viết. Điểm này cũng được phân theo mã màu. Bạn có thể thấy điểm tổng ở mục “Đăng” trong Classic Editor.
Hoặc tại nút mở Rank Math trong màn hình chỉnh sửa bài viết ở Block Editor.
Xanh [81+ điểm]
Nếu bạn trên 80 điểm thì điểm sẽ hiện ra màu xanh. Khi này, bài viết của bạn đã sẵn sàng để được đăng lên. Nếu điểm thấp hơn 80, bạn nên tiếp túc tối ưu hóa bài viết cho tới khi điểm đạt tới 100.
Vàng [51-80 điểm]
Bạn sẽ thấy tổng điểm màu vàng nếu điểm của bạn rơi vào khoảng từ 51 đến 79. Điều này có nghĩa bài viết của bạn chưa được tối ưu hóa hoàn toàn. Bạn nên chỉnh sửa thêm để tăng khả năng lên rank trong kết quả tìm kiếm.
Đỏ [Dưới 50 điểm]
Điểm của bạn màu đỏ nếu dưới 50. Bài viết của bạn chưa được tối ưu hóa cho từ khóa tập trung và thậm chí không làm theo quy tắc SEO căn bản. Bạn cần làm theo đề xuất của Rank Math để đạt điểm tối ưu hóa tối thiểu, giúp bài viết có thể lên rank cao hơn.
Những điều cần làm rõ về Điểm Tối ưu hóa
Không có một công thức chính xác trong SEO. Một bài viết được tối ưu hóa với những từ khóa nhất định sẽ không đảm bảo được lên rank. Có hàng trăm yếu tố khác như thẩm quyền tên miền (DA), mức độ liên quan,… quyết định xếp hạng website. Bạn không thể kiểm soát hết tất cả các yếu tố này.Những đề xuất của Rank Math đều dựa vào kinh nghiệm và dữ liệu được thu thập. Một bài viết bị điểm thấp vẫn có thể xếp hạng cao nếu những yếu tố khác đã được tối ưu hóa.
Mục tiêu trước nhất của bạn là làm hài lòng người đọc, sau đó mới tới bộ máy tìm kiếm. Mình biết là các bạn muốn tối ưu hóa tối đa từng bài viết. Nhưng đừng để điều này làm ảnh hưởng không tốt tới trải nghiệm của người dùng. Hãy chọn lọc và sử dụng những đề xuất nhưng đừng coi chúng là khuôn mẫu duy nhất.
Mã màu cho Từ khóa Tập trung
Để dễ dàng nhận biết bài viết của bạn đã được tối ưu hóa cho từng từ khóa chưa, hãy nhìn vào những màu sắc thay đổi cho từng từ khóa.
Rank Math phân loại các bài kiểm tra thành 4 loại:
- Basic SEO (SEO căn bản)
- Additional SEO (SEO Bổ sung)
- Title Readability (Độ dễ đọc của Tiêu đề)
- Content Readability (Độ dễ đọc của Nội dung)
Mình sẽ bắt đầu với những bài kiểm tra Basic SEO trước.
Basic SEO (SEO căn bản)
Phần Basic SEO cho bạn những tips SEO căn bản để tối ưu hóa bài viết. Từ “căn bản” ở đây mang nghĩa là “nền tảng” hơn là nghĩa “đơn giản”.
Có nhiều bài kiểm tra căn bản khác nhau cho từ khóa tập trung, và bạn phải vượt qua tất cả các bài kiểm tra SEO căn bản để đạt điểm tối đa trong Rank Math. Vì vậy, bạn đừng bỏ qua chúng. Đây là những phần bạn sẽ thấy trong Basic SEO.
Từ khóa Tập trung trong Tiêu đề SEO (Kiểm tra Từ khóa Tập trung Chính)
Bài kiểm tra đầu tiên là về sự xuất hiện của từ khóa tập trung trong Tiêu đề SEO của trang. Nó chỉ kiểm tra từ khóa tập trung chính vì trong tiêu đề SEO không nên chứa tất cả từ khóa.
Sự xuất hiện của từ khóa tập trung chính trong tiêu đề trang web là dấu hiệu xếp hạng rất quan trọng để Google và các công cụ tìm kiếm khác nhận biết. Giao diện của Google cho phép khoảng 60 kí tự trong tiêu xuất hiện trên màn hình máy tính và khoảng 50 kí tự trên màn hình điện thoại.
Vì thế, hãy đặt từ khóa tập trung trong khoảng 50 kí tự đầu tiên để nó xuất hiện trên cả màn hình điện thoại và máy tính.
Bạn có thể chỉnh sửa tiêu đề bài viết trực tiếp.
Hoặc nhấn chọn “Edit Snippet” của Rank Math để chỉnh sửa.
Bằng bất kể cách nào, chỉ cần Rank Math tìm thấy từ khóa tập trung chính trong tiêu đề SEO, bạn sẽ vượt qua bài kiểm tra.
Từ khóa Tập trung trong Thẻ Mô tả (Kiểm tra Từ khóa Tập trung chính)
Thẻ mô tả là snippet xuất hiện ngay sau tiêu đề trong các trang kết quả từ công cụ tìm kiếm (SERP). Nó có 2 tác dụng.
Nó cung cấp cho Google và các công cụ tìm kiếm khác sơ lược về chủ đề bài viết, giúp quyết định kết quả xếp hạng. Nó cũng cho người dùng một lý do để click vào website của bạn mà không phải website khác.
Bằng việc thêm vào từ khóa tập trung trong thẻ mô tả, bạn có thể làm tăng rank website cũng như kéo thêm về một lượng traffic.
Hiển nhiên là Rank Math sẽ tìm kiếm từ khóa tập trung chính của bạn trong thẻ mô tả, nhưng đó không phải là tất cả. Nếu bạn chưa viết mô tả, Rank Math sẽ tự động tạo mô tả và kiểm tra xem từ khóa tập trung được thêm vào.
Thẻ mô tả do Rank Math tự động tạo sẽ dựa trên những vị trí sau:
- Thẻ mô tả tùy chỉnh cho bài viết
- Bản mẫu mô tả được cài đặt trong phần Titles and Meta (Tiêu đề SEO và Thẻ Meta) của Rank Math
- Đoạn văn có chứa từ khóa tập trung
- Trích đoạn bài viết
- Đoạn văn đầu tiên trong bài viết
Rank Math sẽ dùng ưu tiên sử dụng đoạn văn bản theo thứ tự trên.
Cách dễ nhất và nên làm nhất để vượt qua bài kiểm tra này là đặt thẻ mô tả tùy chỉnh cho bài viết. Với cách này, bạn có thể kiểm soát và tối ưu hóa mô tả phù hợp cho người dùng và công cụ tìm kiếm.
Đây là cách làm. Vào phần Edit Snippet (Chỉnh sửa Snippet) của Rank Math.
Sau đó, điền mô tả tùy chỉnh cho bài viết của bạn.
Đừng quên chú ý tới độ dài lý tưởng, khoảng 120 – 160 kí tự.
Rank Math sẽ ngay lập tức cho bạn vượt qua bài kiểm tra nếu nhận thấy sự thay đổi.
Lưu ý: Nếu bạn đã tải Rank Math trong website đã sẵn nhiều bài viết thì bạn không cần phải tự tay sửa thẻ mô tả. Rank Math đủ thông minh để để tạo thẻ mô tả dựa trên từ khóa tập trung chính của bạn. Nếu không tìm ra từ khóa tập trung, Rank Math sẽ sử dụng những đoạn văn bản theo thứ tự ưu tiên nêu trên.
Từ khóa Tập trung trong URL (Kiểm tra Từ khóa Tập trung Chính)
Sự xuất hiện của từ khóa tập trung trong URL là một dấu hiệu xếp hạng khác mà tất cả các bộ máy tìm kiếm sử dụng. Nó cũng quan trọng xét về góc độ của người dùng.
Khi người dùng search trong bộ máy tìm kiếm, họ thường vô thức click vào một kết quả. Chúng ta không thể biết chính xác người dùng nghĩ gì, nhưng mình có đoán được họ tìm kiếm mức độ liên quan và đáng tin cậy. Sự xuất hiện của từ khóa tập trung trong URL là một cách thức khác để cho người dùng biết link họ sắp click vào mang chủ đề họ đang tìm kiếm, và bộ máy tìm kiếm cũng thích điều này.
Tất nhiên bài kiểm tra này chỉ dành cho từ khóa tập trung chính vì việc đặt tất cả từ khóa tập trung trong URL dễ dàng làm URL trông hỗn loạn và kém thân thiện.
Tương tự như cách chỉnh sửa tiêu đề SEO, bạn có thể chỉnh sửa URL ở “Đường dẫn tĩnh”.
Hoặc vào phần “Edit Snippet” của Rank Math để chỉnh sửa.
Đa số trường hơp, WordPress đủ thông minh để thêm vài từ khóa trong URL. Bài kiểm tra sẽ tự động được vượt qua vì điều này. Để kiểm tra xem bạn đã bật URL thân thiện chưa, hãy nhấn Cài đặt > Permalinks.
Một điều quan trọng cần lưu ý là bài kiểm tra này sẽ không chạy được nếu URL không thân thiện. Bởi vì bạn không thể thêm từ khóa vào URL dạng thuần túy hoặc dạng số, bài kiểm tra này sẽ bị vô hiệu hóa.
Từ khóa Tập trung ở đầu bài viết
Bên cạnh tiêu đề, mô tả và URL, việc đặt từ khóa tập trung ở đầu bài viết cũng rất quan trọng. Nó khiến công cụ tìm kiếm nhận biết chủ đề bài viết của bạn và cho người dùng biết họ đang click vào đúng link.
Với những bài trên 300 chữ Rank Math sẽ kiểm tra từ khóa tập trung xuất hiện ở 10% đầu tiên trong bài viết. Còn với những bài dưới 300 chữ, Rank Math sẽ kiểm tra từ khóa tập trung trong toàn bộ bài viết.
Để vượt qua bài kiểm tra này, bạn chỉ cần đặt từ khóa tập trung trong 10% đầu tiên của bài viết.
Từ khóa Tập trung trong nội dung bài viết (Kiểm tra tất cả Từ khóa Tập trung)
Bên cạnh những vị trí trên, Rank Math cũng kiểm tra từ khóa tập trung có xuất hiện trong nội dung bài viết không. Bài kiểm tra này dành cho tất cả các từ khóa tập trung. Đối với tiếng Anh, Rank Math cũng sẽ cố tìm cả dạng số ít và số nhiều của từ khóa. Tuy nhiên, tính năng này vẫn còn nhiều hạn chế.
Để vượt qua bài kiểm tra này, bạn chỉ cần đảm bảo tất cả từ khóa tập trung đều xuất hiện trong phần nội dung bài viết. Bạn có thể thêm những từ khóa này một cách tự nhiên và dễ dàng vì những từ khóa tập trung cũng là chủ đề của bài viết.
Bạn nên nhớ mục đích cuối cùng là thu hút người xem và khiến họ đọc nội dung của bạn. Vì vậy, nội dung chứa quá nhiều từ khóa sẽ làm mất sự tự nhiên. Mặc dù bộ máy tìm kiếm sẽ đánh giá cao bài viết của bạn và kéo thêm traffic nhưng người đọc sẽ khó chịu vì sự lạm dụng từ khóa. Để tránh điều này, hãy đọc lại bài viết của bạn. Nếu bạn cảm thấy bạn đã sử dụng quá nhiều từ khóa trong bài, bạn hãy giảm bớt và làm bài viết tự nhiên hơn.
Độ dài bài viết
Bởi vì Google không cho chúng ta biết cách thuật toán của họ hoạt động như thế nào, những người quản lý trang web chỉ có thể dựa vào kinh nghiệm và nghiên cứu để hiểu bí mật đằng sau công cụ tìm kiếm Google.
Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng độ dài bài viết có mối tương quan tích cực với mức độ xếp hạng. Có thể Google thích những trang có nhiều nội dung, hoặc bài viết dài giúp bạn trình bày về một chủ đề kỹ càng hơn, làm thu hút người đọc.
Trong bài kiểm tra này, Rank Math sẽ chấm điểm dựa vào độ dài bài viết. Để đạt điểm tối đa với bài kiểm tra này, bạn cần đảm bảo bài viết của bạn dài ít nhất 2500 chữ. Bạn có thể vượt qua bài kiểm tra này với số lượng chữ ít hơn nhưng bạn sẽ không đạt điểm tối đa. Đây là thang điểm cơ bản:
- Hơn 2500 chữ: 100 điểm
- 2000-2500 chữ: 70 điểm
- 1500-2000 chữ: 60 điểm
- 1000-1500 chữ: 40 điểm
- 600-1000 chữ: 20 điểm
- Dưới 600 chữ: 0 điểm
Tất nhiên là sẽ có ngoại lệ cho những trang sản phẩm. Rất hiếm có trang bán sản phẩm nào có cả nghìn chữ. Rank Math hiểu điều đó và sẽ loại trừ những trang bán sản phẩm trong bài kiểm tra này.
Vượt qua các bài kiểm tra Basic SEO
Một khi bạn làm theo đề xuất và chuẩn hóa bài viết, phần Basic SEO sẽ trông như thế này:
Lúc này, tổng điểm của bạn ít nhất cũng được 50.
Đó là tất cả những đề xuất trong phần Basic SEO. Bây giờ hãy chuyển qua phần Additional SEO.
Additional SEO (SEO Bổ sung)
Phần Additional SEO cho bạn thêm 1 vài tips khác để tối ưu bài viết. Những tips này không có tác động lớn như tips ở phần Basic SEO nhưng cũng góp phần để bài viết bạn chuẩn SEO hơn. Sau đây là những yếu tố trong phần Additional SEO.
Từ khóa Tập trung trong Tiêu đề con (Kiểm tra Từ khóa Tập trung Chính và Phụ)
Một trong những yếu tố thường bị bỏ qua khi SEO onpage là việc đặt từ khóa tập trung trong thẻ H2, H3 và những thẻ khác. Mặc dù Google chủ yếu chú ý vào thẻ H1 nhưng thẻ H2 và những thẻ khác đều không bị bỏ qua. Chúng thực sự rất quan trọng.
Việc đặt từ khóa trong các thẻ tiêu đề (heading) không chỉ làm tăng mức độ liên quan mà nó còn giúp cho trang web của bạn được gắn thêm các liên kết trang web (site-links). Đây là những liên kết hiển thị ngay dưới kết quả tìm kiếm của bạn, giúp người dùng nhanh chóng tìm ra một phần cụ thể trong bài viết của bạn. Nó trông như thế này:
Site-links không chỉ làm tăng sự uy tín của bạn trong mắt người dùng mà còn giúp đạt tỷ lệ nhấp chuột (CTR) cao hơn. Điều này rất có ích cho sự phát triển của website.
Trong phần này, Rank Math sẽ kiểm tra sự xuất hiện của tất cả từ khóa tập trung trong các thẻ tiêu đề (heading). Để vượt qua bài kiểm tra này, bạn cần sử dụng tất cả các từ khóa trong thẻ tiêu đề (heading). Giống như các bước tối ưu hóa SEO khác, hãy thêm chúng một cách tự nhiên nhất có thể chứ đừng cố nhồi nhét cho đủ.
Từ khóa Tập trung trong Thuộc tính Alt của Hình ảnh (Kiểm tra Từ khóa Tập trung Chính)
Rank Math sẽ kiểm tra từ khóa tập trung chính xuất hiện trong văn bản thay thế (Alt text) của hình ảnh. Đó là văn bản xuất hiện trên màn hình nếu hình ảnh không thể load được. Người dùng và bộ máy tìm kiếm có thể đọc đoạn văn bản này để hiểu hình ảnh mô tả gì.
Như đã nói ở trên, để vượt qua bài kiểm tra này, bạn cần đặt từ khóa tập trung chính trong văn bản thay thế của hình ảnh. Và đây là cách làm.
Nhấn vào hình ảnh bạn muốn đặt văn bản thay thế. Trên hình ảnh sẽ xuất hiện những tùy chọn. Nhấn chọn biểu tượng cây bút “Chỉnh sửa”. Sau đó thêm văn bản thay thế và lưu bài.
Mật độ Từ khóa (Kiểm tra Từ khóa tập trung Chính và Phụ)
Mặc dù Mật độ Từ khóa đã trở nên kém quan trọng nhưng việc tối ưu hóa bài viết của bạn với mật độ từ khóa tốt cũng sẽ đem lại lợi thế trong kết quả tìm kiếm.
Tuy nhiên, đừng tạo mật độ từ khóa quá dày. Với mật độ từ khóa thưa, rất có thể Google sẽ chọn từ khóa tập trung của bạn. Tuy nhiên, mật độ từ khóa dày là một dấu hiệu chất lượng kém. Bạn có thể sẽ không được xuất hiện trên kết quả tìm kiếm vì điều này.
Mật độ từ khóa khoảng từ 1-1.5% là đủ trong đa số trường hợp. Quan trọng nhất vẫn là giữ một giọng văn tự nhiên bởi vì bộ máy tìm kiếm sẽ không chọn mật độ từ khóa cao nhưng người dùng thì chắc chắn có.
Rank Math sẽ kiểm tra số lần từ khóa tập trung được sử dụng trong bài viết. Hãy nhớ rằng những từ nối sẽ bị bỏ qua. Ví dụ, từ khóa của bạn là “công thức chiên gà giòn” thì
- Công thức và chiên gà giòn
- Công thức chiên và gà giòn
- Công thức chiên gà và giòn
Tất cả những cụm từ trên đều được tính trong mật độ từ khóa. Vài cụm từ ở trên có thể vô nghĩa, mình chỉ đưa ra để làm ví dụ.
Để đạt điểm tối đa, mật độ bài viết của bạn cần nằm trong khoảng 1-1.5%. Nếu bạn vượt quá 2.5%, Rank Math sẽ đưa ra cảnh báo. Ở đầu chủ đề, bạn có thể thấy Rank Math đã cảnh báo mật độ bài viết của mình quá thấp. Sau khi thêm từ khóa vài lần thì đề xuất đã nhanh chóng thay đổi.
Độ dài URL
Nhiều nghiên cứu về độ dài URL đã chỉ ra rằng những URL ngắn thì có khả năng lên rank cao hơn. URL ngắn thì đơn giản, đánh vào trọng tâm và đủ cụ thể để thu hút lượng truy cập. Trong 2 URL dưới đây, bạn sẽ chọn cái nào?
https://congdonghomestay.com/moc-homestay-quy-nhon-diem-den-cuc-chat-voi-su-ket-hop-hai-hoa-giua-nui-va-bien/
Hay
https://congdonghomestay.com/moc-homestay/
URL dài thì dễ bị nhồi từ khóa hoặc dài một cách không cần thiết. Google không thích điều này.
Mặc dù URL ngắn được ưa thích hơn nhưng không có hướng dẫn nào đưa ra được định nghĩa thế nào là ngắn. Vì vậy, không dễ để định lượng độ dài của một URL tốt. Thay vì cố đạt tới một độ dài nhất định, bạn hãy tự hỏi liệu bạn có thể vừa làm ngắn URL và vừa tóm lược được nội dung? Nếu câu trả lời là có thì bạn nên làm giảm độ dài URL.
Rank Math sẽ kiểm tra độ dài URL và báo cho bạn nếu nó quá dài. Sau nhiều thử nghiệm thì Rank Math đưa ra số lượng 75 kí tự. Độ dài URL lý tưởng nên ít hơn hoặc bằng 75 kí tự.
Ngoài ra, bạn cần phải ghi nhớ rằng phần này sẽ kiểm tra toàn bộ URL, không phải chỉ một trong đó. Điều đó có nghĩa http, tên miền, dấu gạch ngăn cách và URL của bài viết đều được tính.
Vì vậy, nếu tên miền của bạn quá dài thì bạn nên trực tiếp bỏ qua bài kiểm tra này. Bạn sẽ không vượt qua bài kiểm tra này nhưng ít nhất bài viết của bạn vẫn được tối ưu hóa.
Liên kết nguồn bên ngoài
Những liên kết từ website khác trỏ tới website của bạn thì rất có ích cho SEO của website bạn. Và những liên kết từ bài viết của bạn tới website khác, mặc dù rất nhỏ, vẫn là một yếu tố để xếp hạng.
Khi bạn viết bạn, việc dẫn nguồn tham khảo từ bài viết, công cụ, website,… là điều rất bình thường. Việc dẫn nguồn trong bài viết của bạn khiến phần bạn sao chép trở nên tự nhiên đối với bộ máy tìm kiếm và người dùng. Chỉ cần đảm bảo là liên kết của bạn không trỏ tới đối thủ cạnh tranh trực tiếp nếu bạn muốn giữ được lợi thế trong các trang kết quả tìm kiếm.
Ở bài kiểm tra này, bạn cần thêm một vài liên kết bên ngoài liên quan để vượt qua.
Liên kết Nội dung bên ngoài với Followed Link
Nếu bạn đã quen với SEO, bạn sẽ biết tất cả các link đều không được tạo ra như nhau. Có followed link và no-followed link. Google sẽ đề cao những trang có liên kết tới website khác mà không gắn thuộc tính nofollow, cụ thể là followed link. Đó là lý do tại sao bạn sẽ thấy đề xuất này của Rank Math.
Để vượt qua bài kiểm tra này thì bạn cần phải vượt qua bài kiểm tra trên và đảm bảo có ít nhất một liên kết bên ngoài được followed.
Có thể bạn sẽ thắc mắc khi thấy Rank Math có tùy chọn nofollow các liên kết bên ngoài. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn bật tùy chọn này?
Rank Math thêm tùy chọn đó để người dùng dễ dàng nofollow nhiều link, chứ không phải để nofollow tất cả các liên kết bên ngoài. Rank Math khuyến khích người dùng liên kết tới các website có thẩm quyền – đó là lý do hyperlink có mặt. Khi bạn liên kết tới website đáng tin cậy, bạn chắc chắn không nên nofollow nó. Rank Math có tùy chọn Whitelist để giúp bạn làm được điều đó.
Đây là cách nó hoạt động. Bạn bật tùy chọn nofollow tất cả liên kết ngoài. Sau đó bạn thêm vào danh sách các tên miền đáng tin cậy vào “Nofollow Exclude Domains”. Sau đó lưu cài đặt và Rank Math sẽ không nofollow những tên miền đó.
Một cách khác để quản lý liên kết là không bật tùy chọn nofollow tất cả các liên kết ngoài mà thêm vào danh sách đen “Nofollow Domains” trong Rank Math những tên miền không đáng tin cậy.
2 danh sách này đều có thể được tìm thấy trong phần Cài đặt chung (General Settings) trong Rank Math.
Liên kết nội bộ
Liên kết nội bộ giúp cải thiện SEO trong bài viết và tăng trải nghiệm người dùng trong website của bạn. Rank Math sẽ kiểm tra những liên kết sau:
- Liên kết tới bài viết trong website của bạn
- Liên kết tới tên miền phụ trong tên miền chính
- Liên kết tới tên miền chính từ tên miền phụ
Để vượt qua bài kiểm tra này, hãy thêm một vài liên kết nội bộ liên quan tới bài viết của bạn.
Độ độc nhất của Từ khóa Tập trung (Kiểm tra từ khóa tập trung chính)
Đây là bài kiểm tra đơn giản để kiểm tra từ khóa tập trung đã từng dùng trong bài viết khác chưa.
Giả sử bạn tạo một bài viết trên website nhắm tới một từ khóa nhất định. Sau một khoảng thời gian, chủ đề đó phát triển và bạn cảm thấy cần nói rõ hơn về chủ đề này. Vậy là bạn viết một bài mới với cùng chủ đề. Và rất có thể bạn sẽ tạo ra nội dung trùng lặp.
Mặc dù bạn sẽ không bị phạt vì điều này nhưng bộ máy tìm kiếm sẽ không biết nên xếp hạng bài viết nào. Vì vậy, Rank Math khuyến khích bạn tạo chỉ một bài viết cho một từ khóa tập trung.
Với những website mới, rất ít khả năng bạn sẽ trượt bài kiểm tra này. Nhưng nếu website của bạn đã có từ lâu, mỗi chủ đề đã được phân tích vài lần thì có vài giải pháp để tránh tình trạng trên. Bạn có thể hợp nhất nhiều bài viết hoặc xóa một trong số các bài viết. Nếu bạn quyết định xóa, hãy đảm bảo rằng bạn đã chuyển bài viết cũ tới bài viết mới.
Trước tiên bạn cần phải tìm lại bài viết với cùng từ khóa tập trung trước. Rank Math sẽ giúp bạn tìm kiếm. Nếu bạn chưa vượt qua bài kiểm tra này, Rank Math sẽ thông báo và thêm liên kết có chứa tất cả bài viết có cùng từ khóa tập trung.
Bạn cũng có thể dựa trên điểm SEO cùng với những dữ liệu thống kê khác (traffic, liên kết, tỉ lệ chuyển đổi,..) để đưa ra giải pháp tối ưu.
Vượt qua các bài kiểm tra Additional SEO
Một khi bạn đã vượt qua tất cả các bài kiểm tra của phần Basic và Additional, điểm SEO cho từ khóa tập trung của bạn có thể đã rất cao. Bạn sẽ bắt đầu thấy màu xanh trong ô điểm của bạn.
Bây giờ hãy chuyển qua phần tiếp theo.
Title Readability (Độ dễ đọc của Tiêu đề)
Nếu bạn dành toàn bộ năng lượng chủ yếu tập trung vào nội dung bài viết mà không chú ý nhiều tới tiêu đề thì bạn nên cân nhắc lại chiến thuật của mình.
David Ogilvy, “cha đẻ” của ngành quảng cáo, đã từng nói: “Trung bình số người đọc tiêu đề quảng cáo nhiều gấp 5 lần số người đọc nội dung. Khi bạn viết tiêu đề, bạn đã tiêu đến 80% ngân sách.” Bạn có thể thấy tầm quan trong của tiêu đề qua câu nói trên.
Có thể 100% người dùng sẽ đọc tiêu đề nhưng chỉ khoảng 20% sẽ thực sự đọc nội dung. Thực tế này đúng với cả những tiêu đề hấp dẫn. Một tiêu đề dở thậm chí còn không đạt được 20% người xem.
Mặc dù Google chưa từng xác nhận điều này nhưng ai cũng biết rằng Google coi CTR là một trong những yếu tố xếp hạng tìm kiếm. Chỉ riêng yếu tố này không đảm bảo cho bạn một vị trí tốt trong kết quả tìm kiếm. Nhưng nếu bạn đang chật vật để tăng vị trí trong 10 kết quả đầu tiên thì CTR cao có thể đem lại lợi thế cho bạn.
Khi bạn có thể viết được những tiêu đề hấp dẫn khiến người đọc không thể không click vào, bạn không chỉ đánh bại được đối thủ (kể cả khi bạn rank thấp hơn) mà còn thể hiện cho Google thấy rằng kết quả của bạn có mức độ liên quan cao với truy vấn (query). Nếu bạn tiếp tục vượt quá CTR tiêu chuẩn cho truy vấn, Google sẽ sớm đưa kết quả của bạn lên top và nó sẽ ở đó nếu tiếp tục thu hút lượng click.
Giờ bạn đã hiểu tầm quan trọng của một tiêu đề thu hút, hãy đi tiếp tới phần kiểm tra Độ dễ đọc của Tiêu đề (Title Readability).
Từ khóa Tập trung ở Đầu Tiêu đề SEO (Kiểm tra Từ khóa Tập trung Chính)
Trong trang kết quả tìm kiếm, bạn cần phải gây sự chú ý tới người đọc càng nhanh càng tốt. Vì vậy, việc đặt từ khóa tập trung ở đầu tiêu đề rất quan trọng. Kết quả tìm kiếm có chứa từ khóa ở đầu tiêu đề cũng được bộ máy tìm kiếm ưa chuộng hơn.
Rank Math sẽ kiểm tra từ khóa tập trung chính trong 50% đầu tiên của tiêu đề. Đây là một ví dụ về tiêu đề chưa tối ưu hóa: “Đạt 100 điểm bài kiểm tra độ tối ưu SEO của Rank Math”
Và đây là cách tối ưu hóa tiêu đề bạn nên làm để từ khóa tập trung xuất hiện ở đầu: “Rank Math: Đạt 100 điểm bài kiểm tra độ tối ưu SEO”
Cảm xúc trong tiêu đề
Những tiêu đề mang cảm xúc mạnh mẽ đã được chứng minh là thu hút người đọc hơn trên trang kết quả tìm kiếm. Không cần biết đó là loại cảm xúc gì, chỉ cần là nó mạnh mẽ.
Một quy tắc đơn giản trong copy-writing là khơi dậy cảm xúc. Nếu nói về pizza, mình sẽ mô tả miếng bánh mềm như thế nào, mùi thơm tuyệt vời ra sao, toppings trông như thế nào và vị ra sao, phô mai ngon tới nhường nào.
Bạn cũng cần làm như vậy với tiêu đề. Nhưng vì tiêu đề không thể chứa quá nhiều từ nên một tiêu đề khơi dậy cảm xúc là một tiêu đề lý tưởng.
Khi lướt Facebook, bạn có thể sẽ bắt gặp những bài viết có tiêu đề tựa tựa nhau như là “7 mẹo vặt thổi bay tâm trí bạn, 4 mẹo đầu tiên là hay nhất!!!”. Họ đang cố khơi dậy sự tò mò bên trong bạn – một loại cảm xúc mạnh mẽ khác.
Điều quan trọng cần nhớ khi sử dụng phương pháp này là bạn phải thỏa mãn được kỳ vọng của người đọc. Cường điệu hóa tiêu đề có thể khiến người dùng click. Nhưng nếu nội dung của bạn không thỏa mãn được kỳ vọng của người dùng, họ sẽ nhanh chóng thoát khỏi website và không bao giờ quay lại.
Đừng biến bài viết của bạn thành clickbait. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu tới sự phát triển lâu dài của website. Những tiêu đề clickbait khiến người đọc nhanh chóng thoát ra và tìm kiếm kết quả khác. Đó là một yếu tố xếp hạng tiêu cực đối với bộ máy tìm kiếm
Để vượt qua bài kiểm tra, hãy đảm rằng tiêu đề của bạn làm gợi lên những cảm xúc mạnh mẽ với người dùng. Thay thế một vài từ ngữ trong tiêu đề có thể tạo nên sự thay đổi lớn.
Tiêu đề
Sử dụng chữ số trong tiêu đề có thể làm tăng lượng truy cập từ trang kết quả tìm kiếm. Phương pháp này khá phổ biến nhưng hiệu quả của nó thì không hề suy giảm như clickbait. Bạn sẽ chọn tiêu đề “Làm sao để làm mới phòng ngủ?” hay “7 cách đơn giản để làm mới phòng ngủ”? Rõ ràng cái thứ 2 dễ thu hút người xem hơn.
Để vượt qua bài kiểm tra này, bạn chỉ cần thêm chữ số vào tiêu đề bài viết.
Vượt qua các bài kiểm tra Title Readability
Một khi bạn vượt qua tất cả các bài kiểm tra trong phần Title Readability, màn hình sẽ trông như thế này.
Content Readability (Độ dễ đọc của bài viết)
Tới bước này, bạn đã tối ưu hóa được nội dung và tạo tiêu đề bài viết hấp dẫn với Rank Math.
Vậy khi người dùng đã vào website, bạn có thể làm gì thêm để cải thiện trải nghiệm của họ?
Câu trả lời là cách trình bày nội dung. Bạn hãy thử nghĩ như thế này: Chỉ vì bạn thích trailer của một bộ phim không có nghĩa bạn sẽ thích bộ phim, đúng không?
Bằng việc cải thiện cách trình bày bài viết, bạn sẽ tiếp cận được người dùng và khiến họ tiếp tục ở lại. Mình muốn nhấn mạnh rằng trải nghiệm của người dùng rất quan trọng trong việc duy trì website của bạn.
Thứ nhất, người dùng cảm thấy hài lòng với nội dung bạn cung cấp có thể sẽ quay lại đọc nhiều hơn và đăng ký (subscribe) website của bạn. Điều này cực kỳ có lợi cho bạn.
Thứ hai, thời gian người dùng ở lại website là một trong những cách mà Google và các công cụ tìm kiếm khác đánh giá mức độ tương tác với người dùng. Vì vậy đừng bất ngờ khi thấy các website với độ tương tác cao thì sẽ lên rank và có nhiều traffic đổ về.
Những bài kiểm tra tiếp theo sẽ giúp bạn sắp xếp và trình bày nội dung làm hài lòng người dùng. Đây là phần cuối của quy trình tối ưu hóa và cũng không kém quan trọng.
Sử dụng Mục lục để trình bày bài viết rõ ràng hơn
Giống như cách một cuốn sách định hướng người đọc, hãy cung cấp mục lục trong bài viết của bạn. Không phải ai cũng tìm kiếm toàn bộ thông tin trong bài viết bạn cung cấp. Một số người có thể chỉ tìm kiểm một câu trả lời cụ thể nằm đâu đó trong bài viết.
Nỗ lực của bạn cũng sẽ được bộ máy tìm kiếm ghi nhận. Họ sẽ nhận thấy độ tương tác và cho bạn lên rank. Không những thế, Google có thể sẽ thêm link nhảy tới (“Jump To” link) trong các trang kết quả từ công cụ tìm kiếm (SERP) nếu nó nhận thấy trang của bạn có mục lục. Điều này làm tăng đáng kể tỷ lệ nhấp chuột (CTR).
Tuy nhiên, giống như rich snippets, việc bạn thêm mục lục bài viết sẽ không đảm bảo rằng bạn sẽ được Google thêm link nhảy tới. Nhưng nếu bạn không thêm mục lục thì chắc chắn bài viết của bạn sẽ không được gắn link nhảy tới.
Sau đây là ví dụ về link nhảy tới.
Rank Math sẽ kiểm tra sự xuất hiện của những plugin tạo mục lục phổ biến trong website của bạn.
- WP Shortcode Pro
- WP Shortcode
- TOC Pack – Table of contents for Elementor
- Ultimate Blocks
- LuckyWP Table of Contents ( mình đang sử dụng cái này )
- Elementor Pro
Nếu bạn sử dụng plugin khác, hãy thêm filter này để Rank Math có thể nhận biết bạn có tạo mục lục trong bài viết. Nếu bạn tự tay code phần mục lục thì hãy dùng filter này để vô hiệu hóa bài kiểm tra.
Sử dụng đoạn văn ngắn
Để cải thiện trải nghiệm người dùng, bạn nên thêm mục lục, hình ảnh và dùng ngôn ngữ đơn giản. Vấn đề còn lại là cách bạn sắp xếp nội dung. Và đó là phần bài kiểm tra này sẽ check.
Cách nhanh nhất để làm người đọc mất hứng là cho họ một đoạn văn bản dài. Hãy dùng nhiều đoạn ngắn để người dùng dễ tiếp cận. Xuyên suốt bài viết này, bạn có thể thấy mình chỉ viết vài dòng cho mỗi đoạn văn.
Trong bài kiểm tra này, Rank Math sẽ phân tích nội dung và thông báo cho bạn nếu có bất kỳ đoạn nào dài hơn 120 chữ. Để vượt qua bài kiểm tra này, hãy đọc lại bài viết và chia thành nhiều đoạn nhỏ dưới 120 chữ.
Sử dụng Nội dung Đa phương tiện trong bài viết
Con người có thể nhớ được:
- 10% những gì họ ĐỌC
- 20% những gì họ NGHE
- 30% những gì họ THẤY
- 50% những gì họ THẤY VÀ NGHE
- 70% những gì họ THẤY VÀ VIẾT
- 90% những gì họ LÀM
Vì vậy, thêm hình ảnh/video sẽ thu hút sự chú ý của người đọc tốt hơn. Khổng Tử từng nói “Một hình ảnh đáng giá ngàn lời nói.” Bạn sẽ thích xem một bức hình hay đọc cả nghìn chữ?
Để vượt qua bài kiểm tra này, bạn cần thêm vào hình ảnh hoặc video trong bài viết. Để đạt điểm tối đa, hãy thêm ít nhất 4 hình ảnh hoặc video vào bài viết.
Đạt điểm tối đa cho phần Tối ưu hóa SEO
Sau khi đã vượt qua hết các bài kiểm tra, hãy xem thử tổng điểm SEO.
Dù đã vượt qua hết các bài kiểm tra nhưng bài viết vẫn chưa được 100 điểm. Đó là vì một số bài kiểm tra vẫn chưa đạt điểm tối đa. Vẫn còn một số chỗ để tối ưu hóa. Ví dụ, như mình đã nói ở phần trên, bạn cần ít nhất 4 hình ảnh/video để đạt 100 điểm. Nhưng nếu bạn chỉ thêm 1 hình thì vẫn sẽ vượt qua bài kiểm tra.
Để đạt điểm tối đa, hãy xem lại từng mô tả trong các bài kiểm tra và làm theo các yêu cầu bổ sung. Bạn cũng nên chú ý tới các từ khóa phụ. Để xem những bài kiểm chưa đạt, bạn hãy click vào từ khóa phụ bất kỳ. Sau khi chỉnh sửa theo đề xuất của Rank Math thì tổng điểm của mình đã tăng lên tới 98!
Đôi khi bạn không cần thêm từ khóa phụ trong bài viết của mình. Trong trường hợp này, Rank Math sẽ không trừ điểm bạn và điểm của từ khóa phụ cũng không làm ảnh hưởng tới điểm tổng. Tuy nhiên, nếu bạn có thể tối ưu hóa bài viết cho từ khóa phụ thì bạn có thể kéo thêm traffic. Vì thế, đừng bỏ qua quy trình tối ưu hóa cho từ khóa phụ.
Đến lượt bạn!
Đó là toàn bộ quy trình tối ưu hóa bài viết từ 0 cho tới 100 điểm trong Rank Math. Quá trình này có thể khiến bạn cảm thấy phức tạp trong lần đầu thử. Nhưng chắc chắn sau vài lần, bạn sẽ quen với quy trình này và có thể “nhắm mắt cũng làm được”. Chúc bạn thành công! và be on top 🙂
Nguồn: Rank Math
Biên tập và chỉnh sửa tại AnhThienAd.com