Bài 4: Hướng Dẫn Tạo Website Chuyên Nghiệp bằng WordPress Siêu Dễ Dàng

Chào mừng bạn đã đến với bài 4. Nếu đang đọc bài này thì chắc có lẽ bạn đang rất quyết tâm muốn phát triển 1 Website cho riêng mình rồi chứ ? Mình rất vui vì điều đó! Trong những bài trước, mình đã nhắc đến WordPress khá là nhiều nhưng vẫn chưa giải thích cho bạn cụ thể nó là gì, cũng như cách sử dụng như thế nào. Và bạn cũng khá là tò mò về nó rồi đúng không? Vì vậy nên trong bài viết này, mình sẽ giải thích 1 cách đơn giản và dễ hiểu nhất nhằm giúp bạn nắm được việc tạo Website/blog bằng WordPress và tại sao lại chọn nó !

1. WordPress là gì?

WordPress là 1 phần mềm nguồn mở được viết bằng ngôn ngữ lập trình web PHP có công dụng giúp bạn phát triển blog hoặc website để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau cực kỳ đơn giản, nhanh chóng và chuyên nghiệp. Hiện nay trên thế giới, số lượng website làm bằng WordPress chiếm hơn 27% và đang ngày càng tăng lên, trong đó có cả những trang tin tức và giải trí lớn của Mỹ. Và điều quan trọng nhất là, công cụ tuyệt vời này được cung cấp hoàn toàn miễn phí và bạn có thể trực tiếp tải nó về từ trang chủ WordPress.Org.

WordPress rõ ràng là 1 nền tảng tốt nhất thế giới được sinh ra cho blogger nhưng vì sự uyển chuyển và tiện dụng của nó, ngày nay WordPress đã trở thành mã nguồn mở thông dụng nhất giúp bạn tạo ra hàng loạt Website/blog cá nhân. Tuy thông dụng là vậy nhưng nó vẫn gây khó khăn với những người mới sử dụng vì tính phức tạp trong việc cài đặt của nó. Nhưng đừng lo, trong khóa học này, tớ sẽ xóa tan sự phức tạp trong việc cài đặt của nó.

2. WordPress có những ưu điểm gì?

Dễ sử dụng

Đương nhiên rồi, phải dễ sử dụng thì mình mới giới thiệu cho bạn chứ! WordPress được tạo ra để phục vụ cho những người dùng phổ thông, không có nhiều kiến thức về code hay lập trình mà vẫn có thể dễ dàng tạo ra 1 trang web đẹp và chuyên nghiệp (như blog của mình nè!). Đó chính là ưu điểm lớn nhất của WordPress.

Giao diện đa dạng, phong phú

Bản thân WordPress cung cấp cho người sử dụng cực kỳ nhiều sự lựa chọn trong kho giao diện miễn phí. Bạn có thể lựa chọn và sử dụng chỉ với vài cú click chuột đơn giản. Ngoài ra, hiện nay có rất nhiều bên thứ 3 chuyên phát triển và cung cấp các gói giao diện dành riêng cho WordPress phục vụ cho từng mục đích khác nhau của website như: ThriveThemesMythemeShopTheme-junkieThemeForest,…. Bạn có thể truy cập để trực tiếp trải nghiệm các bản demo.

Nhiều plugin hỗ trợ

Plugin là những gói cài đặt thêm vào WordPress để nhằm bổ sung hoặc giúp tối ưu hơn các tính năng cho website của bạn, tăng trải nghiệm cho người đọc. WordPress cung cấp 1 thư viện plugin cực kỳ phong phú từ miễn phí đến trả phí để phục vụ nhu cầu đa dạng từ cơ bản đến nâng cao của người dùng. Về phần plugin này, mình sẽ có 1 bài viết riêng ở sau.

Có thể xây dựng nhiều loại website

Với WordPress, bạn có thể xây dựng rất nhiều loại website khác nhau. Bạn có thể làm 1 blog như blog của mình chẳng hạn, hay làm 1 trang Web bán hàng bằng cách sử dụng plugin chuyên biệt, hoặc tạo ra 1 trang tạp chí với theme chuyên biệt. Tất cả đều có thể làm được với WordPress

3. Chi phí để tạo website bằng WordPress là bao nhiêu?

Có lẽ bạn đang cảm thấy hơi mâu thuẫn khi ở trên mình vừa nói là miễn phí nhưng tới đây lại nói về chi phí là sao? Mình sẽ giải thích ngay đây với 1 ví dụ gần gũi dễ hiểu nhất.

Hãy tưởng tượng việc bạn tạo Website bằng WordPress cũng giống như việc bạn xây 1 ngôi nhà vậy. Để xây nhà, bạn cần phải có 2 thứ quan trọng nhất đó là mặt bằng và vật liệu xây dựng. Vậy thì trong trường hợp này:

  • WordPress chính là vật liệu xây dựng mà bạn được cung cấp miễn phí và việc bạn sử dụng nó như thế nào là hoàn toàn tùy ở bạn.
  • Để có mặt bằng, bạn phải bỏ tiền ra để mua đất và nâng cấp nó lên thành đất thổ cư thì mới có thể xây nhà được. Vậy ở đây, hosting và tên miền chính là mặt bằng của bạn – thứ bạn phải chi ra để mua. Hosting là nơi để lưu trữ toàn bộ dữ liệu trang web của bạn còn tên miền là địa chỉ dẫn đến trang web. Dễ hiểu phải không nào?

Tuy nhiên, để ngôi nhà của bạn trở nên đẹp hơn và “sang chảnh” hơn “nhà hàng xóm” thì bạn cần phải sơn phết và trang hoàn cho nó. Theme và plugin chính là những công cụ giúp bạn làm được những điều này. Trong lĩnh vực bạn làm, không phải chỉ có mỗi 1 trang web của bạn mà có hàng trăm triệu, hàng tỷ trang Web khác có cùng chủ đề sẽ trực tiếp cạnh tranh với bạn. Bạn cần phải biết cách để không bị đối thủ của bạn “vùi dập”, hoặc thậm chí là làm tốt hơn để “dập vùi” lại họ. Cách làm như thế nào thì học tiếp những bài sau sẽ rõ nhé!

4. Tạo website bằng WordPress gồm những bước nào?

Để có thể tạo được 1 website hoàn chỉnh với WordPress, bạn cần phải trải qua 9 bước sau đây (tại đây mình sẽ chỉ liệt kê để bạn có cái nhìn tổng quát nhất; mỗi bước sẽ là mỗi bài hướng dẫn cụ thể chi tiết ở sau):

  • Bước 1: Chọn tên miền (đã hướng dẫn ở bài trước, bạn có thể xem lại tại ĐÂY)
  • Bước 2: Mua hosting và tên miền (Cần phải có thẻ visa thì mới mua được. Bạn chưa biết cách làm thẻ visa thì đọc lại bài trước tại ĐÂY)
  • Bước 3: Kết nối tên miền và hosting lại với nhau
  • Bước 4: Cài đặt WordPress trên hosting đã mua
  • Bước 5: Cài đặt giao diện (theme), plugins và những tính năng cơ bản của WordPress
  • Bước 6: Tối ưu hóa, cài đặt website nâng cao cho chuyên nghiệp
  • Bước 7: Khai báo trang web với Google Search Console và tạo Sitemap
  • Bước 8: Tìm hiểu về page và post
  • Bước 9: Cập nhật nội dung cho website

Sau khi hoàn thành 9 bước trên là bạn đã có được 1 trang web “ngon lành cành đào” rồi. Còn về chi tiết từng bước như thế nào thì “hồi sau sẽ rõ” nhé!

Kết luận

Ok, bài giới thiệu tổng quan về WordPress của mình đến đây là hết. Mình hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn có được 1 cái nhìn cơ bản nhất về công cụ WordPress “thần thánh”, cũng như chuẩn bị sẵn sàng tinh thần tiếp tục đồng hành cùng mình trong những bài sau.

Hẹn gặp lại bạn ở bài kế tiếp!


0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x