Hướng Dẫn SEO Website bằng Rich snippet và Schema markup

Chào bạn, mình viết bài này nhằm kể lại cũng như hướng dẫn bạn, những người mới học về SEO nâng cao dùng công nghệ này để rank top nhanh hơn. Bài này nằm trong những bài liên quan đến SEO Onpage, bạn có thể tra bằng hashtag #seoonpage từ blog của mình để học thêm nhé !.

Bạn đã nghe đến rich snippet và schema markup chưa?

Đây là một trong những cách rất hiểu quả để cải thiện thứ hạng trên GG Search.

Rich Snippets làm cho bài viết của bạn nổi bật trên Google Search. Đại khái là làm cho người dùng bị thu hút hơn khi Google search nó “làm màu” nhiều hơn.

Từ đó giúp cải thiện CTR » mà CTR tăng thì thứ hạng cũng tăng ?

Nếu như bạn thường xuyên review các sản phẩm trên blog cá nhân, hay các dự án làm affiliate ( tiếp thị liên kết ) như mình thì cần nằm lòng thuật ngữ cũng như công nghệ triển khai này trước khi nhảy vào bước SEO Offpage.

Google rich snippets sẽ rất hiệu quả để thu hút người click vào kết quả trên công cụ tìm kiếm.

rich-snippet

Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về chúng !

Lúc trước, thời năm 2018, việc thiết lập bằng tay schema markup khá là lằng nhằng, và đòi hỏi bạn phải hiểu thêm về JSON, Javascript và HTML, còn giờ thì khỏi, đọc hết bài này bạn sẽ thành chiên gia nhờ sử dụng 1 plugin trả phí có tên là : Schema Pro

Có rất nhiệu loại dữ liệu cấu trúc khác nhau, bạn sẽ cảm thấy khá nhức đầu.

Dưới đây tôi cũng giới thiệu đến bạn cách tạo schema markup dễ như ăn bánh ?

 

Schema Markup và rich snippet là gì ?

Nếu đây là lần đầu bạn nghe đến “schema markup” và “rich snippets”.

Chúng ta hãy cùng xem qua định nghĩa trước khi bắt tay vào thiết lập nhé.

Schema markup và rich snippets có kết nối chặt chẽ với nhau.

Nhưng lại có những đặc điểm cũng như cách hoạt động riêng.

Trước tiên là rich snippet (hay ngày nay được gọi là “rich results”).

Đây là cách Google (và các công cụ tìm kiếm khác) hiển thị thêm thông tin trên các trang tìm kiếm.

Chắc chắn ai trong chúng ta cũng nhìn thấy rồi, chẳng qua không biết đó là rich snippet mà thôi.

Chẳng hạn như star rating:

rich-snippet-dieuhau

Hay có thể là thông tin bổ sung về công thức nấu ăn, hình ảnh món ăn và thông tin chi tiết về thời gian nấu cũng như số lượng calo:

cook-recipe-schema

Trên thực tế, có rất nhiều cách để Google áp dụng rich snippets cũng như thông tin bổ sung.

Những thứ này sẽ tùy thuộc vào loại nội dung mà người dùng tìm kiếm.

Có rất nhiều loại rich snippet khác nhau, bạn có thể tham khảo thêm tại đây.

Tóm lại:

Rich snippet là nội dung được bổ sung (đánh giá, hình ảnh, giá cả..) vào các kết quả hiện thị trên công cụ tìm kiếm Google mang lại nhiều thông hữu ích hơn cho người đọc..

Tại sao bạn nên quan tâm đến rich snippet ?

Trước tiên phải nói rõ rằng:

Rich snippet không phải yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng từ khóa.

Việc có thêm rick snippet không đồng nghĩa với việc có thứ hạng cao hơn.

Tuy nhiên, bạn không nên coi thường nó…

Rich snippets làm cho website nổi bật trong kết quả tìm kiếm.

Điều này làm tăng cơ hội mọi người nhìn thấy kết quả của bạn trên Google và click vào chúng.

vi-du-rich-snippet

Ví dụ: Ở trên trang Thedevkit có rich snippet – star rating ( review, đánh giá), khi lướt qua nó thu hút người đọc ngay lập tức.

Như đã thấy, ngay cả khi rich snippets không làm rank cao hơn.

Chúng sẽ giúp bạn có được nhiều lượt truy cập hơn, chính điều này làm rich snippets có giá trị.

Đặc biệt với thuật toán Google RankBrain hiện tại, nếu bạn được click nhiều.

Khả năng Google sẽ đẩy kết quả bạn lên đầu rất cao.

Ngoài ra, schema markup (sẽ đề cập ở phần sau) cũng có những tính năng tìm kiếm hữu ích như:

  • SiteLinks – cung cấp extra links khi ai đó tìm kiếm website (ví dụ bên dưới).
  • Breadcrumbs – giúp Google hiển thị breadcrumbs trong kết quả tìm kiếm thay vì URL thông thường.
  • SiteLinks Search Box – cho phép mọi người tìm kiếm website ngay từ trang tìm kiếm của Google.

sitelinks-dieuhau

Đây là SiteLinks. Mình sẽ giải thích chi tiết về nó vào một bài khác.


Schema markup là gì? Làm sao để schema markup kết nối với rich snippet ?

Schema markup là một loại code giúp Google tạo ra rich results trên các trang tìm kiếm.

Bằng cách thêm schema markup vào website, chúng ta đã cung cấp một dữ liệu có giá trị cho Google về nội dung trên website cá nhân.

Ví dụ: schema markup cho phép Google hiểu – “4.5 là đánh giá cho website này”.

Khách truy cập sẽ không nhìn thấy schema markup trên trang web (trừ khi xem mã nguồn ), nhưng Google sẽ hiểu và đưa yếu tố này vào kết quả tìm kiếm.

Trong phần tiếp theo, mình sẽ hướng dẫn cho bạn cách chính xác để thêm schema markup vào web mà không tốn quá nhiều sức.

Tóm tắt lại…..

  • Rich snippets – Đây là những thông tin bổ sung hiển thị trên Google với người tìm kiếm.
  • Schema markup – Là một loại code được thêm vào website giúp Google tạo ra rich snippet.

Làm thế nào thêm schema markup vào WordPress

Đã xong phần cơ bản, bây giờ chúng ta sẽ cùng thêm schema markup vào website nhé.

Có một số plugin sẽ làm được việc này, nhưng mình sẽ chọn Schema Pro để tạo rich snippet.

Schema Pro là một premium plugin có giá 79$, và đây là những lý do khiến công cụ này nổi bật hơn những sản phẩm miễn phí có trong WordPress.org:

  • Automatic – thay vì phải thiết lập schema cho mỗi bài đăng/trang, các bạn chỉ cần thiết lập một lần và sau đó Schema Pro tự động áp dụng cấu hình này cho những bài đăng/trang có liên quan.
  • Behind-the-scenes – trong khi một số plugin miễn phí tại WordPress.org buộc chúng ta phải thêm content box vào front-end của website (người xem sẽ nhìn thấy), Schema Pro sẽ hoạt động
  • ngầm và sử dụng định dạng JSON-LD (đề xuất bởi Google) để thêm schema.
  • Flexible – nếu các bạn sử dụng custom fields, Schema Pro giúp việc kết nối schema markup với những field này trở nên dễ dàng hơn (dạng nâng cao, rất hữu ích khi bạn sử dụng custom fields).

Các bạn đã sẵn sàng rồi chứ ? Đây là cách sử dụng plugin…..

Mua Ngay Schema Pro


Sử dụng setup wizard để thiết lập sitewide cơ bản cho schema markup.

Sau khi đã cài đặt và kích hoạt plugin Schema Pro, tới Settings » Schema Pro

Chuyển sang tab Configuration

Bạn sẽ thấy ô setup wizard, ở bên phải.

schema-setup-wizard

Ngoài ra bạn sẽ thấy ngay một thông báo, ngay khi kích hoạt plugin.

Bấm vào Start setup wizard »

start-setup-wizard-schema-pro

Màn hinh Welcome hiện là bấm Start » để bắt đầu

welcome-schema-pro-setup-wizard

Trong phần General này, bạn sẽ thấy một số tùy chọn cơ bản như:

  • Company Logo: bạn có thể upload logo của website lên, hoặc chọn Use logo from customizer
  • This Website Represent a: chỗ này chọn cá nhận hoặc công ty

Thao tác này giúp cung cấp thông tin cho Knowledge Graph Card của Google:

general-schema-pro-setup-wizard

Nếu đang sử dụng Yoast SEO, website đã có sẵn sitewide schema markup. Trong trường hợp này, Schema Pro sẽ tự động phát hiện và cung cấp tùy chọn để vô hiệu hóa các chức năng trùng lặp để tránh xảy ra lỗi.

disable-yoast-seo-plugin-schema-pro

Tiếp theo là điền thông tin các mạng xã hội bạn có. Hiện thấy anh em SEO đang khó thịnh hành việc tạo social profile ?

Social-Profiles-schema-pro-setup-wizard

Trên trang cuối, người dùng sẽ thiết lập một số cài đặt quan trọng cho SiteLinks, Breadcrumbs và kích hoạt/không kích hoạt Sitelinks Search Box.

Mình khuyên các bạn nên kích hoạt những tính năng này.

other-schemas-setup-wizard

Nếu bạn không biết rõ về tính năng nào đấy, hãy click vào vào dấu ? để xem một hình ảnh ví dụ để rõ hơn nhé:

site-links-schema-pro-example

Vậy là bạn đã chạy setup wizard thành công, và tạo xong một số thông tin cơ bản cho website.

setup-wizard-success-schema-pro

Tiếp theo chúng ta sẽ tạo các schema markup cho từng cụ thể loại nội dung.


Tạo schema cho từng loại nội dung cụ thể

Schema Pro hỗ trợ 13 dạng schema khác nhau:

  • Article (Bài báo)
  • Book (Sách)
  • Course (Khóa học)
  • Event
  • Job Posting (Bài đăng tìm việc làm)
  • Local Business (Kinh doanh địa phương)
  • Review (Đánh giá)
  • Person (Liên quan đến con người)
  • Product (Sản phẩm)
  • Recipe (Công thức)
  • Service (Dịch vụ)
  • Software (Phần mềm)
  • Application (Ứng dụng)

Dạng schema mà các bạn chọn sẽ ảnh hưởng đến thông tin mà bạn thêm vào. Ví dụ: nếu bạn chọn Recipe, các thông tin có khả năng thêm vào gồm:

  • Lượng calo
  • Thời gian nấu

Ngược lại, nếu bạn chọn Product, các thông tin sẽ bao gồm:

  • Giá tiền
  • Tình trạng sản phẩm

Nếu như đang sở hữu một blog, hầu hết nội dung sẽ sử dụng dạng schema Article.

Tuy nhiên, chúng ta có thể áp dụng nhiều dạng schema cho bài viết.

Ví dụ: nếu bạn muốn đăng các bài viết đánh giá và hầu hết các bài viết trên blog đều sử dụng dạng Article, nhưng bạn dễ dàng thêm dạng Review nếu thấy cần.

Schema Pro làm cho việc thêm nhiều schema trở nên dễ dàng.

Nhưng trước tiên, hãy bắt đầu bằng cách thêm dạng Article cho các bài viết.

Để thực hiện, các bạn hãy tới Settings » Schema Pro và click vào Add New:

add-new-schema-pro

Sau đó, hãy chọn Schema Type. Hãy nhớ, đối với hầu hết các blog, chúng ta nên chọn Article.

Tuy nhiên, nếu thấy có một blog phù hợp – vì dụ như blog về đồ ăn chỉ đăng công thức nấu ăn – các bạn nên chọn dạng schema khác:

choose-schema-type-schema-pro

Tiếp theo, hãy chọn loại nội dung bạn muốn áp dụng schema.

Bạn có thể sử dụng quy tắc include/exclude (thêm/loại trừ) để áp dụng với bài viết cụ thể.

Nhưng đối với loại Article, chúng ta nên để kích hoạt cho All Post:

Target-Page

Hành động này sẽ cho Schema Pro biết bạn muốn plugin tự động áp dụng schema Article cho tất cả các bài viết đang/sắp có.

Sau khi hoàn tất, các bạn sẽ thấy một lời nhắc để kết thúc việc thiết lập:

creat-schema-success


Tùy chỉnh schema data nếu thấy cần thiết (ko bắt buộc)

Theo mặc định, Schema Pro sẽ tự động liên kết thông tin website WordPress của bạn với schema markup liên quan.

Ví dụ: Schema Pro thiết lập Tên tác giả bài viết, thời gian xuất bản của schema markup giống với trong WordPress.

Bạn sẽ hiểu rõ hơn với ảnh bên dưới – schema markup data ở bên trái và dropdown phía bên phải.

Hai thứ này sẽ cho Schema Pro biết cần phải có dữ liệu gì để kết nối được WP với Schema.

Edit-schema-pro

Nếu bạn không rõ về cách thiết lập, hãy để mọi thứ như mặc định.

Schema Pro đã thiết lập dữ liệu để hoạt động hiệu quả với 99% các website WordPress.

Tuy nhiên, nếu muốn, bạn vẫn có quyền dùng để chỉnh dữ liệu thủ công.

Ví dụ: nếu bạn sử dụng custom fields với website, bạn dễ dàng liên kết thông tin field này với schema.

Nói chung là nếu bạn không biết gì hãy để mặc định tất cả !


Hỗ trợ nhập giá trị bằng tay  “New Custom Field”

Đối với một số loại thông tin, Schema Pro không thể tự động kết nối dữ liệu schema với WordPress.

Vì dạng thông tin này không tương thích cho WordPress.

Với dạng schema Article, có hai dạng thông tin rất khó liên kết:

  • Rating (Đánh giá)
  • Review Count (Số lượng đánh giá)

Nếu để ý vào data phía dưới, bạn sẽ thấy xuất hiện giá trị New Custom Field:

New-Custom-Field-Raing

Giá trị này có nghĩa là Schema Pro sẽ thêm một field mới vào trình chỉnh sửa WordPress để điền thủ công theo dạng post-by-post (giá trị này có thể để trống, không sao cả).

Hãy xem một ví dụ bên dưới – đây là cách Schema Pro thêm hai custom fields để các bạn có khả năng điền thủ công rating, review count:

Schema-Pro-Article-Rating

Đây là lúc chúng ta áp dụng vào thực tế. Bằng cách sử dụng thông tin đã có trong WordPress.

Schema Pro sẽ tự động thêm schema markup liên quan vào hầu hết nội dung.

Mọi thứ đều hoàn toàn tự động, tuy nhiên.

Với những dạng thông tin không tương thích – bất cứ thứ gì xuất hiện giá trị “New Custom Field” – bạn sẽ có tùy chọn nhập tay trên từng bài viết.

Nói vậy chứ bỏ trống cũng không sao cả.

Nhưng nếu bạn muốn thêm các giá trị này cho một số bài viết nhất định.

Tất cả những gì bạn cần làm là nhập thông tin vào field và plugin sẽ thêm schema phù hợp vào website, đơn giản đúng không?


Thêm schema markup khác nhau cho nhiều bài viết

Kiểu Article là một dạng schema phổ biến nhất với blog. Tuy nhiên, sẽ có một số trường hợp chúng ta cần sử dụng dạng khác hợp lý hơn.

Ví dụ: với một bài viết đánh giá sản phẩm, sẽ tốt hơn nếu sử dụng dạng schema Review.

Để thực hiện sự thay đổi, hãy trở lại Schema setup wizard (Settings » Schema Pro » Add New) và chọn lại dạng schema phù hợp – ví dụ với Review.

Thay vì lựa chọn áp dụng một kiểu cho toàn bộ bài viết (All Posts).

Bạn có tùy chọn cho từng Trang/Bài viết/Lưu trữ, v.v. để áp dụng dạng schema phù hợp hơn:

  • Theo các bài viết cụ thể bằng cách tìm kiếm tên bài viết (nếu chọn, các bạn sẽ cần thêm các bài viết mới theo cách thủ công)
  • Theo thể loại hoặc thẻ. Ví dụ: chúng ta sẽ gắn thẻ cho bài viết đánh giá bằng tag “Review”, sau đấy sử dụng thẻ này để Schema Pro tự động áp dụng dạng schema Review vào bài viết (thuận tiện và tiết kiệm thời gian)

speciflic-pages-post

Bây giờ, nếu tạo một bài viết với thẻ “Review”, bạn sẽ có tùy chọn để thêm dữ liệu schema review:

review-tag-schema-pro

Hoặc sử dụng cách tương tự với tag như: recipes, products… tùy bạn chọn.


Cách kiểm tra xem schema markup có hoạt động không ?

Bây giờ, bạn đã biết cách thêm schema markup cho content WordPress để có được những bài viết phong phú.

Tuy nhiên, vì schema markup hoạt động ngầm nên khá khó để biết liệu chúng có đang hoạt động đúng như dự đoán hay không.

Để kiểm tra, Google đã tạo ra công cụ Structured Data Testing.

Nếu các bạn chưa biết “structured data” và “schema markup” đều mang ý nghĩa tương đương.

Với công cụ này, tất cả những gì bạn làm là thêm một URL trên website. Sau đó, Google sẽ trả về thông tin khi:

  • Công cụ giúp phát hiện ra schema markup
  • Hoặc tìm thấy lỗi khi thêm schema markup.

Ví dụ: với bài này của mình, Google tự động phát hiện có nhiều dạng schema trong bài viết là Article và Review.

Các dạng Schema

Khi click vào dạng schema sẽ hiển thị thêm thông tin. Ví dụ: thông tin mà Google hiểu được:

  • Đang xem xét bài viết về Shopee Affiliate
  • Đánh giá là “5”
  • Người đánh giá là “AnhThien8’s Blog”

 

Như vậy có nghĩa là bạn đã thiết lập schema markup tự động cho mỗi bài viết.


Phần kết

Mặc dù mình biết Schema Pro không chuyên sâu để mapping custom field cho schema data.

Nhưng đây thực sự là một công cụ linh hoạt, chi phí khá rẻ để thêm schema markup vào WordPress so với việc bạn thuê code bên ngoài nó lấy ít nhất cũng 3tr/lần thao tác, từ đó có được các rich snippets.

Hầu hết các plugin khác đều yêu cầu thêm front-end content box vào web cực kỳ tốn công.

Tuy nhiên tùy chọn này không phải lúc nào cũng phù hợp.

Mặt khác, Schema Pro đã làm mọi thứ đơn giản hơn với code JSON-LD có sẵn, đây là định dạng được Google đề xuất sử dụng.

Ngoài ra, Schema Pro hoạt động hoàn toàn tự động ( hầu hết chỉ cần setup 1 lần)

Mặc dù một số filed bạn sẽ cần nhập thủ công cho bài biết, Schema Pro vẫn có thể tự động áp dụng những field đấy sau khi đã thiết lập.

Ngoài ra, các quy tắc include/exclude cho phép người dùng sử dụng nhiều loại schema với nhiều content khác nhau (rất hữu ích nếu sử dụng các bài đăng tùy chỉnh).

Nói chung, nếu các bạn đang tìm kiếm một công cụ nhẹ, dễ dàng thêm schema markup vào tất cả nội dung trên website WordPress.

Schema Pro là một lựa chọn rất đáng cân nhắc. Còn riêng bản thân mình thì phải có.

Mẹo : Mình đã mua plugin và sử dụng cho rất nhiều dự án affiliate của mình cũng như hỗ trợ cho cộng đồng travel blogger của mình. Nếu bạn muốn tiết kiệm tiền khi sử dụng plugin này thì thay vì trả 79$/năm và tự về cài đặt thì có thể inbox mình trên Fanpage để hỏi mua và được hỗ trợ cài đặt với giá chỉ : $50/website. Đó là phần quà mình có thể tặng độc giả của mình tại bài viết này.

Và đừng quên, đăng kí nhận bài mới từ blog của mình để nhận được những phần quà mình có cũng như các cơ hội, thông tin chia sẻ về kiếm tiền online cũng như kiến thức thực tế mình từng trải được chia sẻ trên blog này nhé !

Seee you !.

Tư liệu tham khảo :

https://dieuhau.com/6-rich-snippet-plugin-tot-nhat/

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x